Tâm sự của một gái bán hoa tuổi 33

18 tháng cải tạo tại Trung tâmLao động Xã hội số 2, tôi mới chỉ đang đi chưa hết 13 quãng đường. Và một ngàytrong này, với tôi đang dài như 1 tháng cùng bao nước mắt ân hận hàng đêm.

18 tháng cải tạo tại Trung tâmLao động Xã hội số 2, tôi mới chỉ đang đi chưa hết 1/3 quãng đường. Và một ngàytrong này, với tôi đang dài như 1 tháng cùng bao nước mắt ân hận hàng đêm.

Tuổi thơ ít học và hôn nhân khôngtình yêu

Tôi là Ngọc Thị D. Tôi sinh năm 1979 và được sinh ratại một miền quê nghèo khó Phú Thọ. Cuộc sống của gia đình tôi cũngnghèo đói và bần hàn như chính vùng quê tôi sinh ra vậy. Cả nhà tôi, gồmbố mẹ, tôi và 2 em trai đều làm nghề nông, quanh quẩn với mấy sào ruộngnương. Vì thế, cuộc sống vô cùng eo hẹp và khốn khó. Mấy chị em tôichẳng bao giờ có điều kiện được ăn ngon mặc đẹp, cũng chẳng có cơ hộiđược học hành đến nơi đến chốn.

Phải cố gắng lắm bố mẹ tôi mới lo đủ cho mấy chị emtôi học đến cấp 2. Sau đó, dù chúng tôi học hành không đến nỗi tệ so vớinhững đứa trẻ hàng xóm khác thì cũng buộc phải nghỉ học giữa chừng. Vàtôi, dù đã rất cố gắng theo học nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn,tôi phải giã từ sách vở vào giữa học kỳ 1 năm tôi đang học lớp 6. Ngàyđầu nghỉ học, tôi khóc như mưa vì không được cùng chúng bạn cắp sách đếntrường mỗi sáng. Nhưng nhìn ánh mắt buồn lòng của mẹ, tôi kìm nén nhữnggiọt nước mắt tiếc nuối vào trong. 

Tâm sự của một gái bán hoa tuổi 33

Ảnh minh họa

Những ngày tháng sau khi nghỉ học,tôi lầm lũi ở nhà làm ruộng nương cùng bố mẹ. Lúc này tôi được coi lànhân lực chính của gia đình nên bố mẹ cũng xin hoặc nhận thêm ruộngnương để làm. Cuộc sống của gia đình tôi bớt chật vật hơn nhưng dù vậyvẫn rất vất vả và thiếu thốn.

Năm tôi tròn 20 tuổi, bố mẹ ép bắt tôi phải lấy mộtngười đàn ông cùng làng. Anh sinh năm 1976 hơn tôi 3 tuổi. Bố mẹ ép tôilấy anh là vì trước đây bố tôi và mẹ của anh yêu nhau tha thiết, nhưngvì duyên số không lấy được nhau nên đã giao ước nếu có con gái, trai thìsau này nhất định sẽ gả cho nhau để làm thông gia. 20 tuổi, tôi vẫn làmột cô gái chân chất quê mùa, không có chút kiến thức về hôn nhân giađình. Tôi chấp nhận làm đám cưới với anh (không đăng ký kết hôn) chỉ sau1,2 ngày anh đến nhà gặp gỡ, đi lại. Và sau đám cưới sắp đặt không tìnhyêu, tôi có thai ngay. Chồng tôi cũng chỉ ở nhà với vợ hơn 1 tháng saukhi cưới là cũng phải lên đường đi bộ đội 3 năm.

3 năm chồng đi bộ đội xa, với số lần anh về phép chỉđếm trên đầu ngón tay chưa hết. Tôi ở nhà thui thủi một mình trong suốtthai kỳ, chăm con mọn và làm lụng ruộng nương cùng bố mẹ chồng. Chẳnghiểu sao, dù con dâu một mình ở nhà nhưng mẹ chồng tôi rất ghét và đốixử khá cay nghiệt với tôi từng ly từng tí một. Biết thân biết phận làmdâu nên tôi cũng chưa bao giờ hỗn hào hay cãi lại bố mẹ chồng nửa lời. Ởnhà chồng, chỉ có bố chồng tôi là đối xử tốt với tôi. Nhưng ông cũng mấtkhông lâu vì bệnh ung thư phổi sau ngày tôi sinh em bé.

Sau 3 năm đi nghĩa vụ quân sự trở về nhà, vợ chồngtôi xin mẹ cho ra ăn riêng và cũng được bà đồng ý. Lúc này vợ chồng tôichuyển về ngôi nhà tuềnh toàng trong một xóm khác ở, tách biệt hẳn vớinhà mẹ chồng tôi. Vì nhà quá nghèo lại vất vả, chồng tôi quyết định đilàm ăn xa tận Sơn La. Và thế là, tôi và con gái lại lầm lũi ở nhà chẳngkhác gì như những năm chồng đi bộ đội.

Những năm chồng tôi mang tiếng đi làm xa nhưng chưabao giờ anh gửi một đồng tiền lương nào về đỡ đần cho tôi nuôi con gái.Chưa kể, năm nào anh cũng chỉ về quê đúng 1 lần vào dịp Tết. Vì vợ chồngxa nhau đằng đẵng lại không có điều kiện liên lạc qua điện thoại nêntình cảm vợ chồng dường như đã hết. Cuộc sống của 2 mẹ con tôi ở nhà vôcùng thiếu thốn. Bà nội thì không chăm nom, ỏ ê đến con dâu và cháu nội.Còn bà ngoại thì quá nghèo không thể hỗ trợ gì cho mẹ con tôi được.

Cho đến một ngày, sau hơn 3 năm chồng đi làm xa, anhđột ngột dẫn về một phụ nữ lạ và nói rằng đó là bạn gái của anh. Khi ấytôi đã rất sốc nhưng vẫn âm thầm chịu đựng. Anh và người phụ nữ ấy cứmột năm về nhà vài lần và mỗi lần về họ ở lại nhà một vài ngày. Họ thảnnhiên chung sống như vợ chồng ngay trước mặt mẹ con tôi. Họ vẫn thườnghú hí trong chính căn phòng của vợ chồng tôi ngày cưới. Mẹ chồng tôicũng không hề phản đối gì. Bà thậm chí còn làm đám cưới cho con trai vàngười phụ nữ ấy bất chấp con trai bà đang có vợ và cháu nội.

Ngày chồng cưới vợ mới, tôi đau khổ chỉ muốn ôm connhảy xuống sông để tự tử. Nhưng rồi, sau những ngày tháng đau khổ, tôichợt nhận ra, con gái tôi cần mẹ đến nhường nào, tôi không có quyền cướpđi sự tồn tại của cháu trên cõi đời này. Sau khi cưới, chồng tôi hầu nhưkhông quan tâm đến 2 mẹ con tôi nữa. Tôi như một người dưng xa lạ với mẹchồng, với chồng.

Vì lúc trước 2 vợ chồng lấy nhau mà chưa đăng ký kếthôn nên tôi tự về nhà người ta (dù cũng cưới hỏi đàng hoàng) thì cũng tựtrở lại nhà mình. Tôi buồn bã ôm con về nhà bố mẹ đẻ. Gần 3 năm qua, nhàchồng và chồng tôi cũng chẳng hề một lần đến thăm hai mẹ con. Sống trongcùng một làng mà dường như họ đoạn tuyệt hẳn với mẹ con tôi. Tôi khôngtủi thân về điều này, tôi cũng không trách cứ bố mẹ tôi vì đã sắp đặtcuộc hôn nhân này. Tôi chỉ coi tất cả là số phận buồn tủi của tôi.

Cái giá phải trả cho lầm lỡ tuổi 33

Trở về nhà mẹ đẻ, tôi cùng sống với bố mẹ và em traiút. Cuộc sống lúc này ở nhà bố mẹ đẻ vẫn vô cùng thiếu thốn. Hàng ngày,tôi chăm chỉ làm ruộng nương với bố mẹ và các em để mong có thể nuôi conhọc hành. Cho đến một ngày trên đường ra ruộng làm, tôi có gặp một chị“lên Hà Nội như cơm bữa”. Chị này cùng làng với tôi. Chị ấy đã tỏ ra rấttốt bụng và nói sẽ giới thiệu tôi xuống thị xã Sơn Tây để rửa cốc chéncho một quán cà phê. Lương hàng tháng mà tôi có thể được trả là 1,5triệu đồng. Vì nghĩ đi làm xa sẽ có thêm một khoản thu nhập cho giađình, tôi đành dứt ruột bỏ lại cô con gái nhỏ đang học lớp 5 để khăn góilên thị xã Sơn Tây làm. Cả nhà tôi đều biết và cũng ủng hộ quyết địnhnày của tôi.

Gửi gắm con cho bà ngoại chăm, tôinhanh chóng thu xếp lên thị xã Sơn Tây để nhận việc. Nhưng khi đến đây,tôi mới phát hoảng và ngã ngửa người ra khi biết mình bị lừa lọc. Thựcra, tôi không phải nhận việc rửa cốc chén mà bị chủ quán bắt ra tiếpkhách ngay từ hôm đầu xuống. Ban đầu, tôi nhất định không chịu tiếpkhách thì ngay lập tức đã bị chủ quán cùng một số nhân viên khác trói vànhốt vào một phòng tối ra sức đánh đập. Cứ thế, 3 ngày liền tôi bị nhốttrong quán không được ăn được uống. Và cuối cùng, tôi đành phải gật đầunhận lời làm gái bán hoa tiếp khách làng chơi mới được bà chủ thả ra.

Những ngày đầu tiếp khách, đã có lúc tôi muốn chạytrốn. Vài lần trốn, tôi đều nhanh chóng bị bắt trở lại vì tai mắt của bàchủ có ở mọi nơi. Chưa kể, tôi không có một đồng nào trong túi, tôi cũngkhông quen ai ở đây nên không thể về nhà được. Thế là tôi đành nhắm mắtđưa chân ở lại, chấp nhận làm gái gọi và tiếp đủ mọi thành phần kháchlàng chơi tại cái thị xã bé nhỏ này. Có những thời điểm, một ngày tôiphải tiếp đến 6-7 khách là chuyện bình thường.

Đúng 3 tháng sau, khi đang tiếp khách ở quán thì tấtcả quán chúng tôi bị công an bắt. Sau khi lấy lời khai, tôi đã bị đưa vềTrung tâm Lao động Xã hội số 2 (Yên Bài, Ba Vì) để cải tạo. Mỗi ngày tạiđây tôi thấy chúng dài hơn cả một tháng. Mỗi sáng thức dậy, tôi đều đếmtừng ngày và mong sao 18 tháng cải tạo ở trung tâm này trôi qua thậtnhanh.

Hiện tôi mới chỉ qua 4 tháng cải tạotại đây thôi. Ông bà ngoại cũng biết tôi đã vào Trung tâm này nhưng vìnhà quá nghèo không đủ tiền đi lại nên bố mẹ tôi cũng chưa xuống thămtôi được. Mỗi tháng 1 lần, theo quy định của Trung tâm, tôi chỉ được gọiđiện về nhà nói chuyện trong 2-3 phút. Mỗi lần gọi điện về, nước mắt tôicứ tuôn rơi vì thương bố mẹ, thương con gái và vì chính hoàn cảnh trớtrêu của mình lúc này.

Nhiều đêm nằm tại đây, dù cả ngày và đêm đã lao độngcực nhọc nhưng tôi vẫn không sao ngủ được. Cứ nằm xuống chợp mắt, tôilại vừa lo vừa sợ khi nghĩ về tương lai. Tôi nhớ con gái tôi, không cótôi bên cạnh chăm lo, con gái tôi sẽ rất tội nghiệp. Ông bà ngoại vẫngiấu con và chỉ bảo tôi đang đi làm ăn xa, không có điều kiện về nhà đểcon gái đỡ mong mẹ về. Cứ mỗi lần nghĩ đến con, đến bố mẹ vất vả ở nhà,tôi lại quyết tâm cải tạo thật tốt để có thể trở về nhà đúng kỳ hạn.Nhưng rồi tôi lại trùng lòng xuống. Tôi không biết sau khi trở về nhà,tôi phải đối diện thế nào với những lời khinh miệt của bà con chòm xómvề một người phụ nữ từng là gái bán hoa như tôi? Tôi phải sống thế nàođể bắt đầu một cuộc sống không lầm lỡ? Tôi phải làm gì để lo đủ cuộcsống cho con gái nhỏ của tôi?

Theo aFamily



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.