181 lao động VN tại Libya về nước an toàn

3g50 sáng nay (262) chuyến bay mang số hiệu SHJ 1655 của Bồ Đào Nha đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), đưa 181 lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước an toàn.

3g50 sáng nay(26-2) chuyến bay mang số hiệu SHJ 1655 của Bồ Đào Nha đã hạ cánh xuống sân bayNội Bài (Hà Nội), đưa 181 lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước an toàn.


Đại diện Cục quảnlý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, theo báo cáo của các doanh nghiệp,sau chuyến bay này sẽ liên tục có máy bay đưa lao động về nước với mục tiêu đảmbảo an toàn cho toàn bộ lao động Việt Nam.

Chờ đợimỏi mòn...

Theo kế hoạch dự kiến được nhàthầu AG (Brazil) thông báo với công ty cổ phần Nhân lực và thương mại Vinaconex(Vinaconex Mec), chuyến bay đầu tiên chở 176 lao động của Vinaconex Mec sẽ hạcánh xuống sân bay Nội Bài vào sáng sớm ngày 25-2. Ngay từ 3g sáng, ông Lê VănThanh, Cục phó Cục quản lý lao động ngoài nước cùng đại diện công ty và hàngchục phóng viên đã có mặt tại sân bay Nội Bài để đón đoàn lao động này nhưng saugiờ dự kiến nhiều giờ vẫn không có thông tin về chuyến bay.

181 lao động VN tại Libya về nước an toàn
Chuyến bay chở 181 lao động VN đầu tiên từ Libya được dự báo sẽ hạ cánh lúc 3 giờ 50 sáng 26-2 nhưng trước đó một số người đã túc trực qua đêm để đón thân nhân của họ - Ảnh: Tiến Thành

Nguyên nhân chínhđược xác định sau khi đưa lao động từ sân bay Tripoli sang Malta, Dubai thì máybay không thể cất cánh do phía Ấn Độ không cho bay qua không phận nước này. Dođó, cả ngày hôm qua, Bộ LĐTB&XH và Bộ Ngoại giao, Sứ quán Việt Nam tại Ấn Độphải làm thủ tục xin phép cho máy bay qua không phận để đưa lao động về nước.

Đối với thân nhânlao động đã được thông báo trước, sự chờ đợi không có bất cứ thông tin gì cànglàm cho họ lo sợ. Em Đỗ Thị Thu Huyền (quê Nam Sách, Hải Dương) có anh trai làĐỗ Quang Tin tại Libya. Trước giờ về, anh Tin thông báo cho thân nhân sẽ về ViệtNam vào thời điểm trên nên ngay từ 5g sáng, Huyền đã lên sân bay Nội Bài chờđợi.

Cho đến 3g sángnay, Huyền và bạn trai vẫn ngồi vất vưởng trên sân bay, trông ngóng chuyến bayđưa anh trai mình về Việt Nam. “Đến giờ hẹn mà không thấy anh về, cả nhà em lolắm, phát khóc lên được”, Huyền nói. “Đến sáng nay, biết được máy bay sẽ về vào4g sáng nhưng em không biết có anh trai mình không nên cứ ở sân bay để chờ”. Vàsự chờ đợi của Huyền đã được đền đáp xứng đáng. Khi nhìn thấy bóng anh trai bướctừ xe trung chuyển từ máy bay vào phòng lấy hành lý, Huyền đã nhảy lênôm lấy bạn trai, vừa khóc vừa cười vì sung sướng rồi điện thoại về nhàlúc nửa đêm cho gia đình yên tâm.

Huyền cũng là thânnhân duy nhất đi đón lao động Việt Nam từ Libya về nước bởi không phải lao độngnào cũng dám thông báo với gia đình mình sẽ về vào thời điểm nào. Họ sợ ngườithân phải chờ đợi mỏi mòn khi máy bay bị trễ giờ, trễ chuyến hay một sự cố nàokhác. Chỉ đến khi xuống sân bay, họ mới tíu tít mượn điện thoại để liên lạc vềquê nhà báo cho gia đình yên tâm khi mình đã về đến Việt Nam.

1 thángsống trong bạo loạn và 6 ngày di tản

Chờ đợi nhiều ngàytrong nguy hiểm trước khi được lên máy bay; Lên máy bay mỗi ngày chỉ được ăn mộtbữa, không được đi ra khỏi máy bay,... Đó là nỗi khổ của lao động Việt Nam khidi tản khỏi Libya. Không chết, về được là sướng rồi, đó là tâm trạng của hầu hếtlao động Việt Nam khi bước ra khỏi sân bay Nội Bài.

181 lao động VN tại Libya về nước an toàn
4 giờ 25, những lao động Việt Nam đầu tiên bước ra từ sảnh sân bay - Ảnh: Tiến Thành

Nhớ lại những ngàysống trong bạo loạn ở Tripoli (thủ đô Libya) khoảng 1 tháng trước,  Nguyễn VănTrí (25 tuổi, quê tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An) kể chuyện, công ty ở cách thủ đôTripoli khoảng 20km nhưng ngay khi xảy ra chiến sự đã bị ảnh hưởng nặng nề. Mớiđầu, nhà thầu còn thuê công an bảo vệ công trường và công nhân nhưng sau đó,tình hình trở nên hỗn loạn và lao động cũng phải lo thân mình.

Ngoài đường thìbiểu tình, đánh nhau, đốt phá, nhiều trụ sở các công ty có lao động Việt Nam,nhiều công trường bị đốt phá, cướp bóc. Người nước ngoài, trong đó có lao độngViệt Nam ngày thì vào trại tị nạn để ở, đến đêm phải trốn chui, trốn nhủi, thậmchí phải chạy vào các nhà thờ, trốn ra các mương máng, bờ biển mới không bị cướpbóc.

Sau khi tình hìnhquá căng thẳng, công ty AG đã thuê được một máy bay cho tốp lao động đầu tiên vềnước. Khi được thông báo, nhóm lao động tập trung đến sân bay và tiếp tục chịucảnh hỗ loạn tại sân bay Tripoli. Hàng chục ngàn người tụ tập, chen lấn để đượcvào sân bay xếp hàng mua vé. Đến sân bay từ 5g sáng nhưng phải đến 4g chiều, laođộng Việt Nam mới vào được sân bay Tripoli để lên máy bay sang Malta, tránh khỏitình hình hỗn loạn tại Libya.

Lên máy bay, laođộng Việt Nam tiếp tục một hành trình gian khổ 2 ngày đêm, đói ăn, thiếu uống đểvề được quê nhà. Không chỉ gian khổ như vậy, lao động hầu như không mang đượchành lý về nước. Anh Nguyễn Bá Kiều (quê Nghệ An) kể lại, cảnh sát ở sân bayTripoli bắt vứt hết nhưng đồ đạc nặng mới cho vào sân bay, có người chỉ xáchtheo được một túi quần áo, đến giấy tờ tùy thân cũng không có để về.

Sau khi lên máybay, Trí cùng 180 lao động Việt Nam phải chờ đợi tại Malta 12 tiếng, sau khisang Dubai phải chờ thêm 8 tiếng đồng hồ mới được bay. Toàn bộ thời gian này,lao động Việt Nam đều phải ở trên máy bay, mỗi ngày được phát đồ ăn một bữa.

181 lao động VN tại Libya về nước an toàn
Báo chí phỏng vấn ông Đào Công Hải, phó Cục trưởng cục quản lý lao động nhà nước - Ảnh: Tiến Thành

Theo lí giải củaphi hành đoàn, lượng cung cấp thức ăn thiếu, có hạn nên phải ăn uống dè sẻn.Chính vì thế, lao động Việt Nam phải ăn mì sống mang theo hành lý mua từTripoli. Khổ thế nhưng về được Việt Nam là mừng, là sống rồi, còn anh em bên đónữa không biết đã chạy được ra khỏi Libya chưa hay vẫn bị nằm trong vòng nộiloạn, Trí tâm sự.

Người Libya khônghành hung người nước ngoài trong trường hợp không chống cự lại. Nếu chống cự sẽbị đánh, thậm chí bị giết, một lao động Việt Nam cho biết. Trên đường phố ởTripoli giờ rất nhiều xe tăng, pháo của công an, quân đội tập trung để dẹp loạn,người nước ngoài chỉ co cụm ở các trại tị nạn, sân bay và hầu như không dám đira đường.

Về được Việt Namnhưng bên cạnh nụ cười sung sướng về được nhà, người lao động cũng không giấunổi nét lo âu khi không có kinh phí về nhà. Tuy nhiên, Vinaconex Mec thực hiệnchỉ đạo của Thủ tướng đã hỗ trợ cho mỗi lao động 1 triệu đồng kinh phí về nhà.Mọi chế độ đối với lao động, sau khi đưa được lao động về nước an toàn, công tyvà cơ quan chức năng sẽ thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.


Theo MinhQuang - Đức Bình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.