77 triệu dân Bangladesh bị nhiễm thạch tín

Một nửa dân số Bangladesh (khoảng 77 triệu người) bị phơi nhiễm chất asen (thạch tín) do dùng nước giếng là “vụ đầu độc lớn nhất trong lịch sử". Các nhà khoa học gọi nước giếng ở Bangladesh là “nước quỷ”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)gọi sự kiện một nửa dân số Bangladesh (khoảng 77 triệu người) bị phơi nhiễm chấtasen (thạch tín) do dùng nước giếng là “vụ đầu độc lớn nhất trong lịch sử". Cácnhà khoa học gọi nước giếng ở Bangladesh là “nước quỷ”.

Hôm 19-6, tạp chí Lancet đã côngbố kết quả nghiên cứu 10 năm của một nhóm nhà khoa học Mỹ, Colombia vàBangladesh. Bác sĩ  trưởng nhóm Habibul Ahsan, thuộc trung tâm y tế trường đạihọc Chicago (Mỹ), nhận định: "Hàng chục triệu người dân Bangladesh có nguy cơchết yểu cao. Cần phải hành động khẩn cấp để giảm mức phơi nhiễm chất asen vàtìm các nguồn nước thay thế an toàn hơn” .

77 triệu dân Bangladesh bị nhiễm thạch tín

90% dân số Bangladesh dùng nước giếng để nấu ăn và uống

Là chất độc được dùng phổbiến ở thế kỷ 19 nhưng ở Bangladesh, asen hiện diện một cách tự nhiêntrong các mạch nước ngầm.

Theo bác sĩ Ahsan, Bangladeshkhông phải là quốc gia duy nhất có nước ngầm chứa asen. Vùng Tây Bengal của ẤnĐộ, Argentina, Chile, một phần Mexico và các bang Nevada, New Mexico và NewHampshire của Mỹ cũng có nước ngầm nhiễm asen nhưng hàm lượng không cao bằngBangladesh.

Các nhà khoa học quốc tế nóitrên nghiên cứu chất asen trong nguồn nước giếng ở Bangladesh vì 90% dân số nướcnày chủ yếu dùng nước giếng để nấu ăn và uống, mức độ nhiễm độc rộng lớn vì kểtừ thập niên 1970, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc) và các tổ chứcphát triển cộng đồng khác chủ trương xây giếng bơm nước ngầm cung cấp “nướcsạch” cho mỗi làng ở Bangladesh nhưng không kiểm tra hàm lượng asen.

77 triệu dân Bangladesh bị nhiễm thạch tín

Đa số mạch nuớc ngầm ở Bangladesh có hàm lượng asen rất cao

Mục đích cuộc nghiên cứucủa nhóm khoa học gia nói trên là xác định mối liên quan giữa nguy cơ tửvong và việc uống nước giếng bị nhiễm asen ở cấp độ cá nhân. Các nhànghiên cứu đã đo hàm lượng asen trong nước uống và nước tiểu của 12.000người sống trong một quận ở thủ đô Dhaka sử dụng nước giếng có hàm lượngasen cao.

Cuộc nghiên cứu sau đó mở rộngsang 20.000 người ở các vùng có nước ngầm nhiễm asen với hàm lượng thấp. Bác sĩAhsan nhìn nhận: "Chúng tôi biết hàm lượng asen cao tác hại như thế nào nhưngchúng tôi chưa biết mức hàm lượng asen thấp nhất gây hại cho con người”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trongsố 12.000 đối tượng nghiên cứu nói trên có hơn 20% trường hợp tử vong do nhiễmchất asen lâu dài.

77 triệu dân Bangladesh bị nhiễm thạch tín

Nghiên cứu cũng phát hiện rarằng bị nhiễm asen hàm lượng thấp lâu dài có thể mắc bệnh ung thư bàngquang, phổi hoặc da, suy thận và đau tim.

Trước đây cũng có những cuộcnghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chất asen hiện diện trong nước sinh hoạtnhưng chỉ chú trọng đến các nhóm người. Lần này nghiên cứu đi sâu vào từng cánhân.

Thách thức lớn nhất mà chính phủvà cộng đồng quốc tế đang đương đầu là làm cách nào khử asen trong nước ngầm.Việc này rất khó. Bác sĩ Ahsan nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề nan giải đối vớiBangledesh, một nước nghèo, đông dân”.

Theo Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.