Báo chí cũng rơi vào tầm ngắm

Nhận xét về Cartel de Medellin, nguyên Giám đốc cơ quan quản lý ma túy Mỹ William đã bình luận như sau: "Chúng là tổ chức tội phạm độc ác nhất, nguy hiểm nhất, tàn bạo nhất, điên cuồng nhất, nhưng cũng giàu nhất thế giới".

>> Kỳ 4 Ra tay tàn độc

>> Kỳ 3: Bắn "đạn bọc đường" mua chuộc quan chức

>> Kỳ 2: Trải tiền lót quan hệ

>> Kỳ 1: Chuyện đời bất hảo của trùm ma túy Escobar

So với Cartel de Medellin, băng đảng mafia ở Mỹ giống như những đứa trẻ, Yamaguchi-gumi (tổ chức tội phạm khét tiếng nhất Nhật Bản-PV) chẳng khác nào ban nhạc thánh ca trong các giáo đường.

Những gì mà Cartel de Medellin làm đang đe dọa trực tiếp Côlômbia, trong 10 năm (1981-1991), ở nước này có hơn 20.000 người chết dưới tay bọn buôn bán ma túy, 3.500 quan chức ngành chống ma túy. Kinh hoàng nhất có lẽ là khoảng thời gian từ 8/1989 đến tháng 6/1990, các tập đoàn buôn bán ma túy ở Côlômbia đã tiến hành 2.595 vụ tấn công khủng bố, làm hơn 1.500 người chết. Ngoài ra, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1990, số vụ ám sát ở Côlômbia đã lên tới mức kỉ lục: 11.887 vụ so với con số 82 vụ của năm 1988.

Ngoài những chính trị gia bị bọn buôn bán ma túy sát hại đã nêu ở kỳ trước, có thể kể ra đây thêm một loạt cái tên của các quan chức Côlômbia cũng chịu số phận tương tự như: Jaime Pardo Leal, ứng cử viên tổng thống, Chủ tịch Đảng Liên minh yêu nước (10/1987); Bộ trưởng Tư Pháp Enrique Low Mustra (5/1991); các Chánh án Tòa án Tối cao Tulio Manuel Castro Gill (7/1985); Hernando Baquero Borda (7/1986); Cartos Emesto Valencia (8/1989), Myrim Rocio Velez (9/1992); Giám đốc cơ quan phòng chống ma túy Jaime Ramirez (11/1986); Thống đốc tỉnh Antioquia Antonio Roland Betancur (7/1989); Valdemar Franklin Quitero, Cảnh sát trưởng tỉnh Antioqula (8/1989)...

Báo đăng tin, bài tiết lộ chân tướng các vụ buôn lậu ma túy, ám sát. Escobar thường xuyên sai tay chân đến các sạp báo lớn mua các loại báo, tạp chí để xem trên đó đăng tin, bài gì liên quan tới hoạt động tội phạm của Cartel Medellin, sau đó vạch đối sách: Hoặc là hăm dọa hoặc là hạ độc thủ. Escobar còn cài người vào trong tòa soạn một số tờ báo lớn, chuyên thám thính tình hình, ăn cắp tài liệu điều tra do phóng viên gửi về nhằm tránh khả năng những hoạt động phạm pháp của Cartel de Medellin bị tung ra công luận.

Trong quá trình tấn công các hoạt động của thế giới ngầm, một số nhà báo như Guilermo Cano Isaza, Tổng biên tập tờ EI Espectador (Nhà Quan sát), tờ báo lớn thứ hai Côlômbia, đã trở thành cái gai trong mắt của tên trùm ma túy. Cano nhiều lần cử phóng viên điều tra và cho đăng tải một loạt xã luận lên án mạnh mẽ hoạt động buôn bán ma túy.

Tháng 12/1986, Tòa án Tối cao Côlômbia ra phán quyết khẳng định hiệp ước dẫn độ lẫn nhau ký với Mỹ là không phù hợp với hiến pháp. Tổng thống Côlômbia khi đó, ông Virgilio Barco Vargas, Cano lập tức lên tiếng chỉ trích hành động của Tòa án Tối cao Côlômbia, vào lúc 7 giờ 15 phút tối 17/12, Cano vừa lên xe rời tòa soạn được khoảng 20 mét, bất ngờ hai tên thích khách đi xe môtô lao đến. Tên ngồi sau rút súng bắn xối xả vào xe của Cano. Tổng biên tập tờ El Espectador dính tổng cộng 5 phát đạn, một tiếng đồng hồ sau thì tử nạn trong bệnh viện. Chuyện vẫn chưa xong, gần ba năm sau, vào ngày 2/9/1989, một chiếc xe chở đầy bom đã phát nổ ngoài tòa soạn báo El Espectador ở Bôgôta, làm 84 người bị thương.

Một nhà báo khác cũng đi đầu trên mặt trận chống ma túy là Juan Gomez Martinez, Tổng biên tập tờ El Colombiano (Người Côlômbia) cũng bị tay chân của Escobar tấn công. Ngày 21/11/1987, nghe tiếng gõ xem ai đến chơi. Qua lỗ khóa, José thấy một kẻ cầm súng. Biết sự chẳng lành, José liền gọi "Bố, mau tới đây" và không quên bổ sung: "Bố, mang theo súng". Gomez với khẩu Browning, lên đạn, nhằm thẳng hướng cửa nổ liền ba phát.

Bọn tay chân của Escobar biết không thể đột phá cửa chính, liền nhảy lên xe rồ ga. Chúng lao xe vào gara nhà Gomez, mưu đồ xông vào phòng chính qua cửa ngách nối với gara. May mắn thay, lúc đó xe của Gomez lại đang đỗ ở ngay cửa gara. Bọn tay chân của Escobar loay hoay mãi mới tạo được một cửa mở nhỏ chỉ lách người qua được. Nhưng ở bên trong, José đã phát hiện được ra ý đồ đó, xả súng liên tiếp về phía khe hở. Biết khó có thể tấn công vào. Trước khi đi, chúng không quên vãi đạn vào nhà Gomez một lần nữa.

Bạo lực nhằm vào giới báo chí Côlômbia mỗi ngày một tăng. Năm 1989, vận rủi đến với nhà báo Jorge Enrique Pulido, Giám đốc kênh truyền hình JEP Television, năm 1991 là Diana Turbay, Tổng biên tập tạp chí Hoy por Hoy (Ngày nay). Tình trạng tồi tệ đến nỗi Hernando Santos, Tổng biên tập tờ El Tlempo (Thời đại) phải thốt lên rằng: "Từ khi cha sinh mẹ đẻ tới nay, đây là lần đầu tiên tôi không thể không ngồi xe chống đạn. Nhưng tôi nghĩ, việc này không phải là không có ích". (Còn nữa)

Theo Nam Khánh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.