Bước ngoặt kỳ lạ

Đàm phán được nối lại, Côlômbia có được tổng cộng 70 ngày im tiếng súng.Tuy nhiên, sau khi Bernardo Jaramillo Ossa - ứng cử viên tổng thống của Đảng Liên minh yêu nước - bị ám sát (ngày 22/3/1990), cuộc "ngừng bắn" chấm dứt.

>> Kỳ 8: Trả thù đẫm máu

>> Kỳ 7: Cartel de Medellin lọt lưới

>> Kỳ 6: Chơi với lửa

>> Kỳ 5: Báo chí cũng rơi vào tầm ngắm

>> Kỳ 4: Ra tay tàn độc

>> Kỳ 3: Bắn "đạn bọc đường" mua chuộc quan chức

>> Kỳ 2: Trải tiền lót quan hệ

>> Kỳ 1: Chuyện đời bất hảo của trùm ma túy Escobar

Bế tắc xuất hiện. Chính phủ Côlômbia lại tăng cường các hoạt động trấn áp tội phạm ma túy, nhưng đã có những điều chỉnh theo hương "cương", "nhu" kết hợp. Một mặt Tổng thống Barco ra lệnh trừng trị nghiêm khắc những phần tử buôn bán ma túy cứng đầu, mặt khác cho các phần tử buôn bán ma túy tự nguyện đầu thú hưởng lượng khoan hồng.

Đặc biệt, trong chuyến thăm Pháp ngày 5/4/1990, Tổng thống Barco công khai tuyên bố Chính phủ Côlômbia sẽ không dẫn độ Escobar sang Mỹ. Nhưng vấn đề này Tổng thống Barco chuẩn bị mãn nhiệm. Động thái trên rất có chỉ xuất phát từ mong muốn để lại dấu ấn bốn năm cầm quyền của ông. Do đó, nó không nhận được sự tin cậy từ phía tên trùm ma túy.

Tiếp quản di sản chống ma túy bắt đầu có dấu hiệu khả quan từ người tiền nhiệm, tân Tổng thống Côlômbia Cesar Gaviria Trujillio, người từng có hai năm giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, hiểu hơn ai hết tâm lý sợ dẫn độ sang Mỹ của các phần tử buôn bán ma túy. Vì thế, sách lược "cương, nhu" kết hợp càng có đất dụng võ. Cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch bao vây, tiêu diệt tội phạm ma túy, Tổng thống Gaviria tuyên bố sẽ nương tay đối với những phần tử buôn bán ma túy rời bỏ hàng ngũ ra đầu hàng và chính phủ bảo đảm sẽ không dẫn độ các đối tượng này sang Mỹ hay nước nào khác.

Chính sách khoan hồng thõa mãn yêu cầu cốt tử mà các phần tử buôn bán ma túy Côlômbia đưa ra khi tiến hành đàm phán với chính phủ - không bị dẫn độ - của Tổng thống Gaviria đã tạo ra sức hút rất lớn, đặc biệt là đối với những tên tội phạm ma túy nằm trong danh sách truy nã của cơ quan quản lý ma túy Mỹ. Khi đó, bọn tội phạm ma túy Côlômbia luôn coi việc bị dẫn độ sang Mỹ là tai họa đáng sợ nhất, thậm chí chúng công khai bày tỏ: "Thà làm ma ở Côlômbia , còn hơn ngồi nhà tù Mỹ". Đơn giản là vì nếu bị xét xử ở trong nước, chúng có thể dùng tiền để chạy án nhằm giảm nhẹ hình phạt hay thoát tội.

Từ cuối năm 1990 đến đầu năm 1991, anh em nhà Ochoa, gồm: Juan David Ochoa Vazquez (nhân vật quyền lực thứ hai trong Cartel de Medellin, sau Escobar), Jorge Luis Ochoa Vazquez (nhân vật quyền lực thứ năm trong Cartel de Medellin) và Fabio Ochoa Vazquez (nhân vật quyền lực thứ sáu trong Cartel de Medellin), lần lợt ra tự thú. Những tên tội phạm ma túy có số má này một khi bị dẫn độ sang Mỹ, dù có thoát được án tử hình thì cũng mục xương trong tù vì chúng bị nhiều tòa án Mỹ kết tội với tổng số ma túy tuồn vào lãnh thổ Mỹ trị giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi tự thú, anh em nhà Ochoa chỉ bị xét xử và giam giữ trong nước. Điều này chứng tỏ Chính phủ của Tổng thống Gaviria không hề tuyên bố suông. Đây thực sự là một đòn đánh mạnh vào tâm lý ông trùm Escobar.

Nhưng với một kẻ có gần 20 năm quá khứ bất hảo cùng những tội ác tày trời như Escobar, việc "rửa tay gác kiếm" không phải là chuyện dễ dàng. Escobar không chỉ cần có thêm thời gian quan sát mà còn phải tìm được người đứng ra làm trung gian để "ném đá dò đường". Cuối cùng, Escobar cũng tìm được người hắn cần. Đó là Garcia Herreros, một vị mục sư Thiên chúa giáo, 84 tuổi. Mục sư Herreros khuyên Escobar thả tự to cho hai nhà báo là Francisco Santos Calderon (hiện là đương kim Phó tổng thống Côlômbia) và Maruja Pachon - bị Cartel de Medellin bắt cóc năm 1990 ở thủ đô Bôgôta - để tranh thủ sự đồng tình của dư luận xã hội, mở đường rút cho chính mình. Bởi sự kiện Santos và Pachón bị bắt làm con tin không chỉ gây chấn động ở Côlômbia, mà còn thu hút sự quan tâm chú ý lớn của cộng đồng quốc tế, những lời kêu gọi thả tự do cho hai nhà báo này vang lên khắp thế giới. Người dân nhiều nước đã tổ chức cầu nguyện mong bình an đến với Santos và Pachón. Đài truyền hình cũng liên tục đưa tin về việc này.

Sau khi được Escobar nhất trí, mục sư Herreros xuất hiện trên một kênh truyền hình địa phương tuyên bố: "Kết quả những cuộc tiếp xúc bí mật cho thấy chúng ta đã đạt được bước tiến lớn trong việc hối thúc Escobar đầu hàng, Escobar tin tưởng vào Chính phủ Côlômbia, vào Tổng thống và sự phán quyết của chính nghĩa". Ngày 19/5/1991, Cartel de Medellin thông báo cho các cơ quan báo chí rằng họ sẽ thả Santos và Pachón.

Tối hôm sau, Santos đã có mặt ở gia đình, thông báo với giới truyền thông rằng trùm ma túy Escobar sẽ sớm ra đầu hàng và cuộc chiến chống lại nạn buôn bán ma túy đang hướng về phía hòa bình. Vài giờ sau khi Santos được phóng thích, tự do cũng đến với Pachón. Ngày 22/5, tất cả các tờ báo lớn ở Bôgôta đều đăng tải thông tin: Ngày 21/5, mục sư Herreros đã gặp Escobar tại một địa điểm bí mật gần Medellin. Tên trùm ma túy cần thêm thời gian để giải quyết công việc cá nhân và sẽ đầu hàng chính phủ trong vòng 15 ngày.

Trong thời gian 15 ngày chờ đợi đó, Escobar đã đưa ra ba điều kiện cho việc đầu hàng: 1/ Chính phủ phải đảm bảo hợp pháp hóa tài sản cho hắn; 2/ Trừng phạt tất cả những cảnh sát xâm phạm nhân quyền của những phần tử buôn ma túy cùng người thân của những đối tượng này; 3/ Xây dựng lực lượng chính quy giám sát nhà tù để đảm bảo an toàn tính mạng cho hắn. Chính phủ Côlômbia đồng ý thực hiện hai điều kiện cuối cùng của Escobar, nhưng cương quyết bác bỏ yêu cầu hợp pháp hóa số tài sản trị giá hàng tỷ USD mà hắn có được từ việc buôn bán ma túy. Tất cả căng ra chờ đợi phản ứng của Escobar. (Còn nữa)

Theo Nam Khánh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.