Cậu bé phải truyền máu gấp 5 lần lượng máu cơ thể chỉ vì 3 que kem

Cậu bé 7 tuổi ở tỉnh An Huy, Trung Quốc đã rơi vào tình trạng "thập tử nhất sinh" chỉ vì ăn 3 que kem liền một lúc!

Cậu bé 7 tuổi ở tỉnh An Huy, Trung Quốc đã rơi vào tình trạng "thập tử nhất sinh" chỉ vì ăn 3 que kem liền một lúc!

Mối họa khôn lường từ món quà vặt mát lạnh

“Tai nạn” bắt đầu vào buổi chiều khi cậu bé Nhạc Nhạc, 7 tuổi ở Phụ Dương (An Huy – Trung Quốc) đang chơi đùa cùng một vài người bạn gần nhà mình. Khi đó, đám trẻ rủ nhau tới một cửa hàng tạp hóa để mua kem.

>> Kẹo bị trộn thuốc trừ sâu 24 người chết

Lúc đầu, Nhạc Nhạc chỉ mua 1 que kem. Nhưng sau khi ăn xong thấy không đã khát, cậu bé lại tiếp tục mua thêm 1 que nữa.

“Lúc trở về, vì không có sẵn nước lạnh, cháu lại thấy nóng và khát nên cháu lại mở tủ lạnh ra và ăn thêm 1 que kem nữa", cậu bé Nhạc Nhạc chia sẻ sau khi đã qua cơn nguy kịch.

Tuy nhiên, chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau đó, cậu bé đã cảm thấy đau dạ dày bất thường.

“Tầm chiều tối, khi vừa bước chân vào nhà, tôi thấy Nhạc Nhạc nằm trên giường, cháu nằm cạnh một bãi máu. Tôi vội hỏi, thằng bé thều thào nói rằng chỗ máu ấy là do nó nôn ra", mẹ của Nhạc Nhạc cho biết.


Bản thân mẹ của cậu bé vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại tình trạng nguy kịch của con trai. (Ảnh: nguồn CNTV).

Bản thân mẹ của cậu bé vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại tình trạng nguy kịch của con trai. (Ảnh: nguồn CNTV).


Ngay tối hôm đó, gia đình đã đưa Nhạc Nhạc đến bệnh viện địa phương. Tại đây, cậu bé tiếp tục thổ huyết 5 lần, mỗi lần nôn ra gần 200ml máu. Do mất máu quá nhiều, Nhạc Nhạc nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê.

 >> Kinh hoàng: Đá viên của KFC nhiễm vi khuẩn có trong phân người

Sau nhiều lần tiến hành truyền máu, tình trạng xuất huyết của cậu bé vẫn không được khống chế. Một lúc sau, Nhạc Nhạc còn có thêm biểu hiện đại tiện ra máu.

Theo kiến nghị của bệnh viện địa phương, gia đình cậu bé đã nhanh chóng đưa em lên Bệnh viện trung tâm tỉnh để cấp cứu.


Trước tính trạng nguy kịch, Nhạc Nhạc đã được chuyển lên bệnh viện tuyến trên ngay trong đêm để tiến hành cấp cứu. (Ảnh: nguồn internet).

Trước tính trạng nguy kịch, Nhạc Nhạc đã được chuyển lên bệnh viện tuyến trên ngay trong đêm để tiến hành cấp cứu. (Ảnh: nguồn internet).


Trả lời phỏng vấn về trường hợp của Nhạc Nhạc, ông Kim Đan Đàn, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng tỉnh An Huy cho biết:

"Khi được cấp cứu, cháu bé bị mất máu nghiêm trọng, huyết áp và nhịp tim thậm chí không thể đo được, tim đập yếu ớt, chân tay lạnh, sắc mặt tái nhợt, mất ý thức, tình trạng vô cùng nguy kịch và khẩn cấp.

Cháu bé mất quá nhiều máu. Trong quá trình truyền máu, ngân hàng máu của bệnh viện bị thiếu 3 túi, chúng tôi phải điều động khẩn cấp máu từ kho máu Hợp Phì về đây để tiến hành điều trị.”

Giám đốc Kim vẫn không quên cảnh một bên nỗ lực truyền máu, một bên liên tục xuất huyết. Vì thế, trải qua 4 giờ truyền máu tích cực, đồng thời tiến hành sử dụng các loại thuốc cầm máu, tình trạng của Nhạc Nhạc vẫn không chuyển biến khả quan.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định tiến hành giải phẫu khẩn cấp để cứu tính mạng của bệnh nhân.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một vết loét lớn có đường kính 1cm, độ sâu 0,4cm trong tá tràng. Do vết loét này, động mạch tá trạng bị vỡ, gây ra tình trạng xuất huyết liên tục và ồ ạt.

“Bình thường, một cậu bé 7 tuổi chỉ có lượng máu khoảng 1600ml, mà trong 1 ngày, bệnh nhân phải truyền máu tới 8000ml, tương đương với việc thay máu cơ thể 5 lần”, bác sĩ Thích Sĩ Cần (người trực tiếp phẫu thuật cho Nhạc Nhạc) chia sẻ.

Bác sĩ Thích cũng nhấn mạnh trong vòng 24 tiếng, việc lượng máu xuất huyết cao gấp nhiều lần lượng máu trong cơ thể cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa, chỉ mới 7 tuổi và mất một lượng máu lớn như vậy, Nhạc Nhạc được cứu sống là một kỳ tích.

Nguyên tắc thưởng thức đồ lạnh an toàn

Qua câu chuyện của cậu bé Nhạc Nhạc suýt mất mạng chỉ vì 3 que kem, các bác sĩ đã đưa ra lời cảnh báo về việc ăn đồ lạnh trong thời điểm giao mùa từ mùa xuân sang mùa hè.

Vào dịp cuối xuân, đầu hè, do nhiệt độ tăng đột ngột, chế độ ăn uống và sinh hoạt của con người cũng có nhiều thay đổi bất thường.

Đây cũng là khoảng thời gian các bệnh viện tiếp nhận không ít các ca bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là do đại đa số chúng ta không biết thưởng thức các thực phẩm lạnh một cách an toàn.

Dưới đây là nguyên tắc không thể không nhớ khi ăn lạnh, uống lạnh:

- 1 giờ sau khi ăn cơm no mới được uống lạnh, ăn lạnh.

- Mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 1 que kem, mỗi lần uống không quá 100ml thức uống mát lạnh.


Lạm dụng đồ lạnh để giải nhiệt, giải khát có thể gây ra những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa).

Lạm dụng đồ lạnh để giải nhiệt, giải khát có thể gây ra những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa).


- Khi thưởng thức đồ lạnh, nên ngậm trong miệng 5 giây rồi mới nuốt. Nếu ăn, uống đồ lạnh quá nhanh sẽ kích thích thần kinh, khiến mạch máu co lại đột ngột, gây ra tình trạng đau đầu.

- Nên lựa chọn những thực phẩm lạnh, đồ uống lạnh uy tín để tránh mắc bệnh do các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa hoặc chất phụ gia kém chất lượng.

- Đối với sữa chua và các đồ ăn yêu cầu phải bảo quản lạnh, sau khi lấy khỏi tủ lạnh, ta nên để chúng 10 phút ở nhiệt độ phòng rồi mới thưởng thức.

- Ăn lạnh, uống lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Vì vậy, sau khi thưởng thức xong, chúng ta nên uống nước ấm trước, sau đó uống trà gừng để bảo vệ cơ thể.

Những trường hợp nên hạn chế thưởng thức đồ lạnh

Người lớn tuổi: Công năng tiêu hóa ở người già thường suy yếu, sức chịu đựng đối với đồ lạnh cũng theo đó mà giảm sút.

Bởi vậy, nếu đối tượng này ăn hoặc uống quá nhiều thực phẩm lạnh, công năng dạ dày có thể bị hỗn loạn, gây ra các bệnh ngoài ý muốn hoặc khiến cho bệnh tình sẵn có càng thêm nghiêm trọng.

Trẻ nhỏ: Đối với trẻ em, chỉ có nước sôi để nguội hoặc chè đậu xanh, đậu đỏ (tự làm) để trong ngăn mát tủ lạnh mới có thể giải khát an toàn trong những ngày nắng nóng. Chỉ cần để trong ngăn mát 1 giờ là có thể thưởng thức.

Lúc cơ thể đang nóng: Sau khi trải qua quá trình vận động mạnh, cơ thể của chúng ta thường tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cũng tăng cao. Ăn lạnh, uống lạnh vào lúc này sẽ sinh ra đau đầu, đau dạ dày hoặc đau nhức toàn thân.


Trẻ em, người già và nhiều đối tượng khác cần hạn chế ăn, uống đồ lạnh để đảm bảo sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Trẻ em, người già và nhiều đối tượng khác cần hạn chế ăn, uống đồ lạnh để đảm bảo sức khỏe. (Ảnh minh họa).


Bụng rỗng: Nếu không tham gia quá trình tiêu hóa, đặc biệt là lúc bụng đói, tỳ vị của chúng ta thường lạnh. Thưởng thức đồ lạnh vào lúc này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa.

Mắc các bệnh về đường hô hấp: Người bị cảm mạo, hen suyễn, ho khan hoặc các bệnh hô hấp khác cũng không nên ăn lạnh, uống lạnh để tránh bị co rút khí quản, khuyến các cơn ho càng trầm trọng hơn.

Khi bị đau đầu, đau người: Đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu và cơ thể càng thêm co thắt, khiến cho những cơn đau đớn tăng lên.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau “nguyệt san” 1 tuần: Nói không với những thực phẩm lạnh.

Theo Trí Thức Trẻ


ngộ độc thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.