Gaddafi đồng ý đối thoại chuyển giao quyền lực?

Nhật báo Publico của Bồ Đào Nha ngày 10.3 dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết ông Gaddafi sẽ đồng ý đối thoại về chuyển giao quyền lực.

 Nhật báo Publico củaBồ Đào Nha ngày 10.3 dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết ông Gaddafi sẽđồng ý đối thoại về chuyển giao quyền lực.


Nhật báo Publico của Bồ ĐàoNha ngày 10.3 dẫn một nguồn tin ngoại giao sau cuộc gặp tại Lisbon giữaNgoại trưởng nước này Luis Amado với đặc phái viên của nhà lãnh đạo LibyaMuammar Gaddafi cho biết ông Gaddafi sẽ đồng ý đối thoại về chuyển giaoquyền lực.

Theo nguồn tin trên, thôngtin của báo Publico cần được tiếp nhận một cách thận trọng vì nó được đưa ralà để đáp lại những đề xuất của Ngoại trưởng Amado về việc chấm dứt hànhđộng trấn áp người nổi dậy và chuyển giao quyền lực một cách hòa bình tạiquốc gia Bắc Phi này.

Nhật báo Publico viết: "Ngườiđại diện cho nhà lãnh đạo Libya đã nói với Ngoại trưởng Amado rằng chínhquyền Tripoli sẽ chấp nhận tiến trình thương lượng chuyển giao quyền lực.Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá về mục đích của thông điệp này và về mứcđộ của một tuyên bố không chính thức như vậy. Thông điệp đó không được đưara ngay đầu cuộc gặp".

Gaddafi đồng ý đối thoại chuyển giao quyền lực?
Ông Gaddafi từng tuyên bố "sống ở Libya và bám trụ đến cùng ở Libya”.

Trong khi tương lai của nhàlãnh đạo Gaddafi chưa rõ ràng, thì giới chuyên gia nhận định, Zimbabwe sẽ làđiểm đến mà ông Gaddafi lựa chọn để sống lưu vong.

Ông David Pollock - chuyêngia cao cấp tại Viện Nghiên cứu chính sách Cận Đông của Washington nhậnđịnh, Gaddafi, người đàn ông mạnh mẽ của Libya sẽ khó lòng từ bỏ quyền lực,và trong trường hợp ông làm điều đó, thì Zimbabwe sẽ là địa điểm mà nhà lãnhđạo Libya lựa chọn để sống lưu vong.

Ông Pollock cho rằng, có mộtsố quốc gia mà ông Gaddafi có thể đến là Ai Cập, Venezuela, Sudan và cũng cóthể là Arbie Saoudite, nhưng Zimbabwe là an toàn hơn cả, bởi "duyên tình"giữa ông Gaddafi nhà lãnh đạo Robert Mugabe vẫn đang rất khăng khít.

Ông Pollock cũng cho biết,các nước châu Âu sẽ là nơi đến của các con ông Gaddafi.

Trong một diễn biến khác,NATO và Liên minh Châu Âu (EU) đã bắt đầu tiến hành cuộc họp về khả năng ápđặt vùng cấm bay tại Libya sau khi xảy ra những cuộc giao tranh ác liệt nhấttrong làn sóng nổi dậy kéo dài 3 tuần qua chống lại ông Gaddafi.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốcphòng Australia Stephen Smith cho biết nước này không thể hỗ trợ quân sự nếuHội đồng Bảo an LHQ thông qua việc áp đặt vùng cấm bay đối với Libya. Còn Bộtrưởng Quốc phòng Anh Liam Fox tuyên bố không nhất thiết phải "xóa sổ" hệthống phòng không của Libya để thiết lập một vùng cấm bay.

Cũng trong ngày 10.3, Tổngthống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh "Về những biện pháp thực hiện Nghịquyết 1970 của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm cấm xuất khẩu vũ khí cho Libya.

Sắc lệnh của Tổng thốngMedvedev quy định cấm việc vận chuyển từ lãnh thổ LB Nga sang Libya cũng nhưcấm bán, cung cấp và chuyển giao ngoài lãnh thổ Nga tất cả các loại vũ khí,đạn dược và trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho quốc gia Bắc Phi này.

Sắc lệnh đồng thời cấm hỗ trợLibya đào tạo sĩ quan và lính chuyên nghiệp cũng như mọi sự giúp đỡ về tàichính và quốc phòng. Tất cả các hải cảng, sân bay và cửa khẩu trên bộ củaNga đều được lệnh khám xét mọi loại hàng hóa vận chuyển tới Libya và từLibya quá cảnh nếu có thông tin những hàng hóa đó thuộc diện cấm vận.

Tuy nhiên, tất cả những trangthiết bị và hàng hóa được sử dụng vì mục đích nhân đạo và tự vệ, hoặc đượcHội đồng Bảo an cho phép, đều không thuộc "danh mục cấm" trong sắc lệnh củaTổng thống Nga.

Theo Hạ Anh
 Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.