"Giời" phạt Trung Quốc?

Thời gian qua, kinh tế Trung Quốc phát triển thần tốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả là nhiều vùng đất bị sa mạc hóa và hạn hán hoành hành

Thời gian qua, kinh tế TrungQuốc phát triển thần tốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả là nhiều vùng đất bị samạc hóa và hạn hán hoành hành

>>

Người nông dân Qian Guoqiao ở làng Shuige, huyện Qujing, tỉnh Vân Nam chia sẻ:“Đã tới lúc gieo hạt nhưng không có nước, chúng tôi chẳng thể làm gì”.

Qian cho biết, ông và vợ đã khôngtắm một tháng. Còn trước đó, họ chỉ tắm ba lần trong 7 tháng. Còn khi được hỏivề tương lai, người đang ông này chỉ biết thừa nhận: “Cắn răng mà chịu thôi.Chẳng còn cách nào khác”.

"Giời" phạt Trung Quốc?

Vân Nam là một trong những khu vực hạn nhất ở Trung Quốc.

Để tiết kiệm nước, nôngdân dùng nước sau khi dùng nước rửa mặt để rửa chân và cho lợn ăn. Trong7 tháng qua, chính quyền địa phương chỉ cấp nước trong những khoảng thờigian nhất định, thỉnh thoảng vào đầu giờ chiều. Cụ ông Cao Meihua 74tuổi cho biết: “Tôi mở vòi từ tối, nằm trên giường và đợi trời sáng”.Còn khi nghe thấy tiếng nước, con trai ông bật dậy khỏi giường để cốgắng đổ đầy càng nhiều bình nước càng tốt.

Cũng tại làng này, con mương rộng3 m được xem là nguồn nước chính của làng khô cạn, nứt vỡ khắp nơi. Kết quả làcác cánh đồng cũng khát khô như con người nơi đây. "Giờ thì người dân mới hốitiếc vì đã lấp chiếc giếng duy nhất của họ 8 năm trước, khi vẫn dùng nước xảláng”, cụ ông Meihua nói.

Cách đó khá xa, hàng nghìn ngườidân huyện Longshan, tỉnh Hunan phải lấy nước từ con sông cách đó 3 km. Ở quậnYongding, học sinh và người dân chỉ được nhận nước ba ngày một lần.

"Giời" phạt Trung Quốc?

Học sinh vất vả lấy nước.

Đợt hạn hán lần này bắtđầu từ mùa thu năm ngoái, kéo dài qua các tỉnh Guangxi, Sichuan,Guizhou, Vân Nam và Chongqing, những nơi chỉ có lượng mưa tương đương50% so với mọi năm. Nhiều nơi "đen hơn", chỉ nhận được khoảng 10% lượngmưa mọi năm. Tại Guizhou, 84 huyện, làng không có mưa trong hơn 220ngày.

Chưa dừng lại, hạn hạn còn đanglan rộng sang cả tỉnh Hồ Nam ở phía Đông với hơn 50 triệu người bị ảnh hưởng.Còn theo Trung tâm phòng chống lũ lụt, hạn hán Trung Quốc, hơn 7,6 triệu ha đấtnông nghiệp và 5,8 triệu ha hoa màu đang bị hạn hán “tra tấn”. 

Hạn hán lan rộng khiến đất đai bị tàn phá, nước uống khan hiếm. Tình hình nghiêmtrọng tới mức khu vực này chưa chắc có thể sản xuất vụ mùa tiếp theo ở nhiềunơi.

China Daily nhận định, kinh tếvùng Tây Nam Trung Quốc phát triển mạnh là điều không thể phủ nhận nhưng cái giácủa nó cũng chẳng hề rẻ, khi mà hệ sinh thái ngày càng suy yếu, môi trường cànglúc càng ô nhiễm.

"Giời" phạt Trung Quốc?

Theo cơ quan khí tượng, thời tiết khô hạn sẽ tiếp tục kéo dài tới giữa tháng sau.

Người Trung Quốc cần xem lại cáchhọ phát triển kinh tế trong thời gian qua đã tác động thế nào tới môi trườngvùng Tây Nam, đặc biệt là trong việc gây ra hạn hán.

Hiện, Trung Quốc chỉ ra đượcnhiều nguyên nhân, trong đó có việc ngày càng nhiều cánh rừng tự nhiên bị chặtđể lấy chỗ trồng cây công nghiệp như cao su, bạch đàn...tạo nguồn nguyên liệucho các nhà máy. Trong khi đó, các cánh rừng mới này không có lợi về mặt môitrường: thay vì giữ, chúng lại hút nước, tác động tiêu cực hệ sinh thái. Chúngkhiến môi trường mất cân bằng: số ngày có sương mù ở khu rừng cận nhiệt đớiXishuangbanna, tỉnh Vân Nam giảm xuống còn 60 ngày mỗi năm trong hai thập kỷqua.

Chưa dừng lại, hàng loạt nhà máythủy điện được xây mới trên thượng nguồn các con sông lớn, góp phần không nhỏvào việc gây ra hạn hán. Giáo sư Qian Weihong của ĐH Bắc Kinh cho rằng, tìnhtrạng ấm lên toàn cầu góp phần vào hạn hán ở miền Tây Nam. Ông Weihong giảithích: “Trái đất ấm lên, miền Bắc và Đông Trung Quốc thì lạnh, khiến gió từ biểnkhó lòng thổi vào miền Tây, qua đó vùng này không có nhiều nước”.

Phó giám đốc Trung tâm phòngchống lũ lụt, hạn hán Trung Quốc, ông Qiu Ruitian, cho biết: Chính phủ đã cấp155 triệu NDT để giúp giải quyết tình trạng thiếu nước cho người dân và gia súc.

Nhà phân tích Ma Wenfeng của cơquan Cố vấn nông nghiệp Bắc Kinh nhận định: “Hạn hán sẽ làm mất mùa. Kết quả làgiá lương thực ở Vân Nam và Guangxi sẽ tăng”.

Ở làng Shuige, giá gạo đã tănggấp ba trong năm nay, từ mức 2,1 NDT một kg lên mức 6,4 NDT. Đậu cũng tăng gấpđôi, từ 3 NDT lên 6 NDT mỗi kg.

 Theo Vu Lan
"Giời" phạt Trung Quốc?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.