“Hội chứng Bạch Tuyết” ở Ấn Độ

Đổ xô đến các trung tâm chăm sóc da, săn lùng các loại mỹ phẩm làm sáng da với mong muốn sở hữu làn da trắng hơn. Một “hội chứng Bạch Tuyết” với cả nam lẫn nữ ở Ấn Độ.

Đổ xô đến các trung tâmchăm sóc da, săn lùng các loại mỹ phẩm làm sáng da với mong muốn sở hữu làn datrắng hơn. Một “hội chứng Bạch Tuyết” với cả nam lẫn nữ ở Ấn Độ.

“Làn da trắng hơn, bạn càng quyếnrũ hơn”. Đó là một trong những khẩu hiệu đang được sử dụng để quảng cáo cho cácloại mỹ phẩm làm trắng da đang có mặt ở thị trường Ấn Độ. Nam diễn viên kiêmngười mẫu hàng đầu Ấn Độ John Abraham nhìn nhận: “Đàn ông Ấn đang muốn đẹp hơn”.Các tập đoàn lớn như Unilever, Emami, L’Oreal... đã thắng lớn trên thị trường ẤnĐộ trong thời gian gần đây khi nhờ các ngôi sao hàng đầu Bollywood làm đại diệnđộc quyền nhãn hàng cho các sản phẩm của họ.

“Đẹp trai và thu hút hơn vớilàn da trắng”

Là quốc gia đứng thứ hai về ngànhcông nghệ cưới, hằng năm Ấn Độ dành đến 40 tỉ USD cho việc cưới xin và mua củahồi môn. Hiện nay bên cạnh những khoản chi truyền thống này, người Ấn Độ cònvung một lượng tiền khá lớn vào công nghệ làm trắng da bởi cô dâu chú rể nào giờcũng muốn có làn da đẹp hơn trong ngày cưới của mình.

“Hội chứng Bạch Tuyết” ở Ấn Độ

ảnh minh họa

Không chỉ phụ nữ mới mongmuốn có làn da trắng, đàn ông Ấn nay cũng ôm ấp ước mơ tương tự và đuanhau đi làm trắng da. Tại các khu trung tâm mua sắm ở nam Mumbai(Bombay), rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người đàn ông đứng tần ngầntrước quầy mỹ phẩm để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Chuyên gia ngân hàng BhavinParikh cho biết sở hữu làn da trắng đang trở thành cơn sốt với cả nam lẫn nữ ởẤn Độ. “Chuyện nam giới không dùng mỹ phẩm làm trắng da là xưa rồi. Trước đâychuyện đó là lĩnh vực riêng của phụ nữ, nhưng bây giờ đã khác. Chúng tôi đangthử các mỹ phẩm để chăm sóc da cho chính mình” - Bhavin cho biết.

Thị trường mỹ phẩm làm trắng da ởẤn Độ đang tăng trưởng với tốc độ 18% mỗi năm. Công ty nghiên cứu thị trường ACNielson còn dự đoán thị trường này sẽ tăng 25% trong năm 2010. Nghiên cứu mớinhất của Tập đoàn Hindustan Unilever cho thấy cánh mày râu ở miền nam Ấn Độ đangtiêu thụ mỹ phẩm làm trắng da nhiều nhất nước. Đặc biệt là ở các bang TamilNadu, Kerala, Andhra Pradesh và Karnataka, đàn ông không tiếc tiền cho các loạimỹ phẩm làm đẹp chỉ để được “đẹp trai và thu hút hơn với làn da trắng”.

“Thị trường Ấn Độ thật sự là mộtthị trường khổng lồ” - người phát ngôn của Tập đoàn Proctor & Gamble khẳng định.Hiện tượng này xuất phát từ lề thói phân biệt màu da vẫn đang tồn tại trên khắpẤn Độ. Bên cạnh đó phải kể đến hiệu ứng của các mẫu quảng cáo nhan nhản trên cácphương tiện truyền thông ở nước này, mà đại diện là lực lượng diễn viên nổitiếng của màn bạc Bollywood.

Lời cảnh báo: như muối bỏbiển!

Theo ước tính, thị trường mỹ phẩmở Ấn Độ cũng sẽ tăng lên khi tầng lớp trung lưu của nước này được dự báo sẽ tănggấp 10 lần trong vòng 15 năm tới (2025). Tuy nhiên đã có những câu hỏi được giớichuyên gia y khoa đặt ra về hiệu quả của các loại mỹ phẩm làm trắng da đang bánở thị trường nước này. “Nếu bạn bôi bất kỳ thứ gì lên da, chắc chắn sẽ có nhữngtác dụng phụ” - Rues VK Sharma, trưởng khoa da liễu thuộc Viện Nghiên cứu khoahọc y khoa toàn Ấn Độ, cảnh báo.

Đã có những tranh cãi xoay quanhvấn đề này giữa giới chuyên gia y tế và nhà sản xuất mỹ phẩm. “Rất ít người biếtrằng nhiều loại mỹ phẩm này chứa nhiều nhóm chất kích thích (steroid). Tuynhiên, cảnh báo của giới bác sĩ chúng tôi thì như muối bỏ biển, còn quảng cáođang áp đảo trên thị trường và tác động mạnh hơn đến tâm trí mọi người” - RuesVK Sharma nói thêm.

Phản ứng trước lập luận trên củagiới y khoa, Mohan Goenka, thuộc Tập đoàn mỹ phẩm Emami, nói: “Đến nay chúng tôichưa vướng phải vụ kiện tụng nào liên quan đến sản phẩm của chúng tôi. Mỹ phẩmcủa chúng tôi đã được kiểm định trước khi bán và chúng tôi bảo đảm về điều này”.

Theo Mỹ Loan
“Hội chứng Bạch Tuyết” ở Ấn Độ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.