Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga

Ngày 301, báo chí Nga cho biếtchiếc máy bay chiến đấu đời mời của nước này mang mật danh Sukhoi T50 đã cócuộc bay thử đầu tiên thành công.

Ngày 30/1, báo chí Nga chobiết chiếc máy bay chiến đấu đời mời của nước này mang mật danh Sukhoi T-50 đãcó cuộc bay thử đầu tiên thành công. Thành tích này đã giúp Nga bước đầu phá thếđộc tôn của Mỹ, quốc gia duy nhất cho tới nay có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Thành công lớn

11 giờ 19 phút ngày 29/1, tại một nhà máy quân sự ở thành phố Komsomolsk - trên- sông Amur, vùng Viễn Đông của Nga, chiếc Sukhoi T-50 từ từ lăn bánh ra đườngbăng. Sau khi chạy đà trên một quãng đường ngắn, máy bay đã lao vút lên bầu trời.Phi công lái thử Sergey Bogdan đã có 47 phút ở trên không cùng T-50 và hoàn tấtcác thử nghiệm trước khi đưa chiếc máy bay trở lại đường băng.

“Trong chuyến bay, chúng tôi đã tiến hành các đánh giá ban đầu về khả năng củamáy bay, động cơ và các hoạt động cơ bản của hệ thống điều khiển. Máy bay đã cóthể đóng và mở hệ thống hạ cánh" - Bogdan hào hứng nói, sau khi được đám đôngdưới đất nhấc bổng lên trời và tung hô - “Máy bay hoạt động rất hoàn hảo tại mọithời điểm thử nghiệm. Nó thật dễ điểu khiến và tạo cảm giác rất thoải mái đốivới một phi công như tôi”.

Chuyến bay đầu tiên thành côngcủa chiếc T-50 đã đánh dấu việc Nga chính thức đặt chân vào CLB các quốc gia sởhữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, hiện mới chỉ có một thành viên duy nhất làMỹ. T-50 sẽ thay thế các mẫu MiG29 và Su-27 trong kho vũ khí của Nga. Là máy baychiến đấu thế hệ thứ 5, nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với các máy bay F-22 Raptorvà F-35 Lightning II cùng thế hệ của Mỹ.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga

Chiếc máy bay thế hệ thứ 5 của Nga trên đường băng

"Đây là thành công vĩ đại của nềnkhoa học Nga cũng như phòng thiết kế” - ông Mikhail Pogosyan, Tổng giám đốcPhòng thiết kế Sukhoi, nói trong thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc thửnghiệm. “Chiếc máy bay này, cùng các máy bay thế hệ thứ tư được nâng cấp, sẽquyết định tiềm năng sức mạnh của Không quân Nga trong vài thập kỷ tới.

Hội tụ nhiều ưu điểm

Sukhoi T-50 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên được thiết kế và xây dựng hoàntoàn tại Nga, kể từ khi Liên Xô cũ tan vỡ. Hiện vẫn không có thông tin chi tiếtnào được công bố về chiếc máy bay mới. Mặc dù vậy, những tin tức xuất hiện rảirác trên báo chí Nga cho thấy T-50 sẽ nặng hơn 30 tấn, có kích thước gần bằngchiếc Su-27 Flanker và sử dụng công nghệ tàng hình LO, làm giảm khả băng bị rađađối phương phát hiện.

Trong chuyến bay đầu tiên, PAK FA sử dụng 2 động cơ Saturn 117S (mỗi động cơ cósức đẩy 14,5 tấn). Động cơ 117S là phiên bản cải tiến của động cơ AL-31F, dựatrên những kinh nghiệm thu được từ chương trình nghiên cứu động cơ AL-41F. Mẫuđộng cơ AL-41F đã được dùng để trang bị cho các máy bay MiG 1.44 thuộc dự án MFI(máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng), vốn được xem là tiền thân của chươngtrình nghiên cứu và sản xuất T-50.

Các phiên bản hoàn chỉnh của T-50sẽ sử dụng động cơ hoàn toàn mới với lực đẩy 17,5 tấn mỗi động cơ. Động cơ nàyhiện đang được tập đoàn NPO Saturn nghiên cứu phát triển. Động cơ mạnh hơn sẽgiúp T-50 có khả năng cất cánh trên đường băng dài chỉ 300 - 400m và duy trì tốcđộ siêu âm hơn 2.000km/h. Tầm hoạt động của chiếc máy bay có độ cơ động cao nàylà 5.500km. T-50 hiện cũng chưa có rađa thế hệ thứ 5. Hệ thống rada này đã sắphoàn thiện và đang được thử nghiệm trên một máy bay khác.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga

Và trong quá trình bay thử kéo dài 47 phút

Là máy bay tiêm kích đa nhiệm,T-50 có khả năng không chiến rất tốt. Nó cũng có khả năng tiến hành các nhiệm vụtấn công mặt đất và do thám. Máy bay có thể mang theo 8 tên lửa không đối khôngthế hệ mới R-77 hoặc hai quả bom chống hạm có điều khiển, mỗi quả nặng 1.500kg.

Máy bay mới cũng có thể mang haitên lửa tầm xa do Phòng thiết kế Novator phát triển, vốn có khả năng bắn trúngmục tiêu ở tầm xa 400km. Các vũ khí này đều được giấu trong bụng T-50 làm tăngthêm khả năng tàng hình của máy bay. Theo kế hoạch, T-50 sẽ được sản xuất hàngloạt tại Komsomolsk - trên -sông Amur kể từ năm 2015.

CLB khó vào

Giới phân tích quân sự cho biết hiện mới chỉ cóMỹ được trang bị máy bay thế hệ thứ 5 hoàn chỉnh.Sự ưu việt của loại máy bay thế hệ mới này sovới những thế hệ trước khiến nhiều nước thèmmuốn. Song ngoài Nga và Mỹ, các nước khác nhưPháp, Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU), TrungQuốc, Nhật Bản, đều thiếu khả năng phát triểnđộc lập loại máy bay thế hệ thứ 5 của họ.

Khối EU đã bỏ ra nhiều nỗ lực chung, nhưng vẫnchưa thể tạo ra được loại máy bay chiến đấu thếhệ 5 thay cho chiếc Eurofighter Typhoon đa nhiệmhai động cơ. Thực tế, phần lớn những nước thamgia dự án chung của châu Âu đều có ý định muanhững chiếc F-35 của Mỹ trong tương lai.

Tương tự, viễn cảnh của Pháp và Thụy Điển khámịt mờ. Cả mẫu JAS 39 Gripen do hãng Saab chếtạo và mẫu Rafale của hãng Dassault chỉ thuộcmáy bay thế hệ 4,5. Stockholm và Paris đều khôngcó khả năng triển khai một chương trình nghiêncứu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 tốn kém nhiềutỉ đô la.

Triển vọng của Trung Quốc cũngkhông sáng sủa hơn. Phần lớn các nhà phân tích đều tin rằng Bắc Kinh chỉ có thểphát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nếu lợi dụng kiến thức và kinh nghiệmchế tạo của nước ngoài, đặc biệt là của Nga.

TheoTường Linh
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.