Nga - Mỹ lại rơi vào bế tắc vì lá chắn tên lửa

Các cuộc đàm phán nhằm tiến tới ký kết hiệp ước cắtgiảm vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ lại rơi vào bế tắc.

Các cuộc đàm phán nhằm tiếntới ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ lại rơi vào bếtắc khi Moscow yêu cầu được quyền đơn phương rút ra khỏi hiệp ước nếu thấy cáclá chắn tên lửa của Mỹ đe doạ lực lượng tên lửa hạt nhân xuyên lục địa của nướcnày. Đây là thông tin vừa được một quan chức Mỹ tiết lộ hôm 1/3.

Điều khoản cho phép các bên đơnphương rút ra khỏi hiệp ước đã từng xuất hiện trong những hiệp ước cắt giảm vũkhí hạt nhân trước đó và cựu chính quyền Bush từng sử dụng điều khoản này mộtlần năm 2002 để rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo với Liên Xô cũ năm 1972.

Tuy nhiên, lần này, chính quyềncủa Tổng thống Obama đã bác bỏ đòi hỏi của Nga vì sợ rằng điều đó sẽ khiếnWashington khó có thể giành được đủ số phiếu cần thiết từ các nghị sĩ Đảng Cộnghoà để thông qua hiệp ước mới.

"Vấn đề ở đây là người Nga cảmthấy họ cần gì nhưng chúng ta vẫn phải thận trọng để không làm phức tạp thêmtiến trình thông qua hiệp ước mới", một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết.

Để hiệp ước cắt giảm vũ khí hạtnhân mới giữa Nga và Mỹ được thông qua tại Thượng viện cần phải có số phiếu ủnghộ của 66 nghị sĩ, trong khi Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama hiện chỉcó trong tay 59 ghế.

Tổng thống Obama đã cố gắng bấtthành trong việc giải quyết vấn đề lá chắn tên lửa của Mỹ khi ông có cuộc điệnđàm với người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev hồi tuần trước. Ngoại trưởng MỹHillary Clinton cũng thất bại trong việc tìm ra một giải pháp khi bà có cuộc hộiđàm qua điện thoại với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov gần đây.

Nga - Mỹ lại rơi vào bế tắc vì lá chắn tên lửa

Nhóm đàm phán của Mỹ do Thứtrưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller dẫn đầu, đã trở về Washington từGeneva ngày hôm qua để xin ý kiến từ các quan chức hàng đầu của Mỹ nhằm phá vỡthế bế tắc hiện nay.

"Chúng tôi không nghĩ rằng nhữngvấn đề đó là không thể giải quyết. Chúng tôi đang nỗ lực tìm một cách nào đó đểgiải toả những nỗi lo ngại từ phía Nga", một quan chức Mỹ cho biết.

Nga và Mỹ đã đặt mục tiêu ký kếtđược một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới trước khi Hiệp ước Cắt giảm vũkhí Chiến lược năm 1991 hết hạn vào ngày 5/12 vừa rồi. Tuy nhiên, mục đích nàyđã không đạt được vì một số vấn đề.

Trở ngại mới nhất hiện nay chínhlà quyết định triển khai các tên lửa đánh chặn của Mỹ ở Rumani như một phần củakế hoạch thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu nhằm chống lại cáccuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Iran. Iran sở hữu các tên lửa có khả năngtấn công các khu vực ở Châu Âu và Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Bushtrước đó từng có kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thốngradar ở CH Czech nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi một cuộc tấn công từ tênlửa xuyên lục địa của Iran.

Tuy nhiên, trên thực tế, Iranhiện chưa sở hữu những tên lửa như thế. Chính vì lẽ đó, hồi cuối năm ngoái, Tổngthống Obama đã quyết định từ bỏ kế hoạch của người tiền nhiệm Bush. Nga đã hoannghênh quyết định của ông Obama nhưng cũng phản đối kế hoạch lá chắn tên lửa mớicủa ông Obama. Moscow cho rằng những tên lửa đánh chặn tầm trung mà Nga định lắpđặt trên đất Rumani sẽ đe doạ lực lượng tên lửa hạt nhân tầm xa của Nga.

"Nga nghi ngờ mục đích thực sựcủa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Rumani. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽtiếp tục phản đối bất kỳ hành động đơn phương không rõ ràng nào trong lĩnh vựcphòng thủ tên lửa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko khẳngđịnh.

Các chuyên gia cho rằng 20 tên lửa SM-3 được Mỹtriển khai trong giai đoạn đầu ở Rumani sẽ khôngđe doạ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Ngabởi những tên lửa của Mỹ chỉ có tầm bắn 900km vàquá chậm để có thể bắt kịp các tên lửa của Nga.

Tuy nhiên, Moscow lo ngại thế hệtiếp theo của tên lửa Mỹ sẽ đủ nhanh để hạ gục các vũ khí tầm xa của Nga. Nỗi longại này càng tăng lên khi không có một hiệp ước giới hạn số tên lửa đánh chặnmà Mỹ có thể triển khai ở Rumani.

Trong bối cảnh này, phát ngônviên Bộ Ngoại giao Mỹ - ông P.J. Crowley cho biết Mỹ sẽ tiếp tục “nỗ lực để giảiquyết những vấn đề mới phát sinh với những người đồng cấp Nga và chúng tôi sẽ cốgắng giải toả nỗi lo ngại của Nga bởi các kế hoạch lá chắn tên lửa của chúng tôiở Châu Âu không bao giờ nhằm vào Nga".

Theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạtnhân mới, Nga và Mỹ sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên xuống còn từ1.500-1.600 đơn vị.

Theo Kiệt Linh
Nga - Mỹ lại rơi vào bế tắc vì lá chắn tên lửa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.