Ngày không người nhập cư

Giới bênh vực quyền lợi người nhập cư ở Pháp đã tổchức một ngày hành động nhằm chứng tỏ sự đóng góp của họ là cần thiết để manglại thịnh vượng cho nước này.

Giới bênh vực quyền lợingười nhập cư ở Pháp đã tổ chức một ngày hành động nhằm chứng tỏ sự đóng gópcủa họ là cần thiết để mang lại thịnh vượng cho nước này.

“24 giờ không có chúng tôi” -một phong trào bày tỏ tình đoàn kết với người lao động nhập cư tại Pháp - đãtổ chức chiến dịch hành động đầu tiên “một ngày không người nhập cư” trêntoàn nước Pháp hôm 1-3.

Phong trào kêu gọi những người nhập cư và gia đình họ ngưng làm việc và muasắm để cho người dân Pháp thấy rằng sự hiện diện của họ là cần thiết và quantrọng như thế nào. Những người ủng hộ chiến dịch này cũng đã tổ chức cáccuộc biểu tình lớn trước Tòa Thị chính Paris và nhiều thành phố khác.

Còn lại gì nếu thiếu ngườinhập cư?

Theo nhật báo Le Parisien,“24 giờ không có chúng tôi” được thành lập từ tháng 6-2009, lấy cảm hứng từcuộc biểu tình của những người nhập cư gốc Mỹ Latinh ở nước Mỹ vào ngày1-5-2006. Những người này đã khởi xướng một ngày rút khỏi đời sống kinh tếMỹ để phản đối một đạo luật mới về vấn đề nhập cư bất hợp pháp và chống lạiviệc xây dựng bức tường ngăn cách tại vùng biên giới Mỹ-Mexico.

Kết quả là hàng loạt siêu thị tại hơn 50 thành phố của Mỹ phải đóng cửa,nhiều nhà máy buộc phải ngừng hoạt động vì không đủ nhân công làm việc. Lầnnày, phong trào tại Pháp chọn ngày 1-3 để đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày đạoluật về nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài và quyền tị nạn tại Pháp bắtđầu có hiệu lực.

Ngày không người nhập cư

Cuộc biểu tình trước Tòa Thị chính Paris hôm 1-3 (Ảnh: AFP)

Một trong những nhà sáng lập phong trào là NadirDendoune tỏ vẻ bất bình vì không có một chínhkhách nào dũng cảm thừa nhận đóng góp của ngườinhập cư cho nước Pháp. Ông Dendoune thuật lạirằng việc tổ chức “ngày không người nhập cư” làphản ứng trước thái độ của Bộ trưởng Nội vụBrice Hortefeux.

Trong cuộc họp của Đảng Liênminh vì Phong trào nhân dân cầm quyền hồi tháng 9-2009, ông này nói rằngngười nhập cư đông đảo gây nhiều vấn đề phức tạp tại Pháp và nhận định nàybị xem như giọt nước tràn ly. Ông Dendoune phản bác: “Chính khách nói ngườinhập cư là vấn đề phức tạp. Chúng tôi nói họ là một lực lượng và đã đến lúccần cho thấy rằng người nhập cư là một bộ phận chủ yếu không thể thiếu trongnền kinh tế Pháp”.

Không khí sôi động trước sânTòa Thị chính Paris từ 12 giờ đến 14 giờ hôm 1-3. Nơi đó, những người nhậpcư khắp thế giới tụ họp, kể nhau nghe chuyện gia đình, chơi nhiều loại nhạccụ, kể chuyện vào nước Pháp, thủ tục nhập cư... Alexandre Mesin và vợ có chamẹ là người Trung Quốc nói: “Thông điệp công dân ở đây khá rõ. Chúng tôi cảmthấy đã quá đủ khi nghe nói về người nhập cư như mối đe dọa chứ không phảilà sự phong phú”.

Nhà thiết kế 24 tuổi gốc Morocco Rym Cherifa nhấn mạnh: “Nước Pháp còn lạigì nữa nếu thiếu người nhập cư!”. Một trong những nhà sáng lập phong tràotuyên bố: “Bằng sự vắng mặt này, chúng tôi muốn cho thấy sự hiện diện củachúng tôi là cần thiết”.

Lan rộng châu Âu

Theo nhật báo La Libération,đầu tiên có hai nhà báo và một nữ giáo viên khởi xướng phong trào ghi nhậncông sức của người nhập cư bằng bài viết trên mạng xã hội Facebook. Phongtrào xác nhận tôn chỉ đoàn kết, không phân biệt màu da tín ngưỡng và khuynhhướng chính trị.

Đến nay phong trào đã có hơn 70.000 thành viên và đã nhận được sự ủng hộ củacác nghiệp đoàn như Cimade, CFDT, FSU, Hiệp hội Nhân công Bắc Phi tại Phápvà nhiều tổ chức khác.

Ngày hành động nói trên cũng được sự hưởng ứngrộng rãi của các tổ chức tương tự ở Hy Lạp, TâyBan Nha và Ý. Tại Rome, hàng ngàn người biểutình dưới biểu ngữ “Chúng tôi đều là người dađen” để tỏ tình đoàn kết với người nhập cư gốcchâu Phi. Trong khi đó, cuộc biểu tình tại thànhphố Naples đã có hơn 20.000 người tham dự.

Tuy nhiên, phong trào “24 giờkhông có chúng tôi” tại Hy Lạp không dám kêu gọi nhân công đình công vì sợhọ bị đuổi việc. Họ chỉ được vận động không xài tiền trong ngày này.

Theo nghiên cứu được Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2007, tỉ lệ lao động nhậpcư  hơn 11% trong tổng số lao động ở Pháp. Trong tình hình khủng hoảng kinhtế hiện tại, lao động nhập cư cũng có vai trò quyết định trong sự phục hồicủa nền kinh tế Pháp.

Theo Trúc Lâm
Ngày không người nhập cư
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.