Nợ chồng chất, Ấn Độ bán tài sản công

Trong 10 tháng qua, Ấn Độ đã huy động được 3,5 tỷUSD bằng cách bán lại từng phần nhiều doanh nghiệp quốc doanh.

Trong 10 tháng qua, Ấn Độ đãhuy động được 3,5 tỷ USD bằng cách bán lại từng phần nhiều doanh nghiệp quốcdoanh. Mục đích của việc bán tài sản này là nhằm tăng ngân quỹ phục vụ cho cácdự án đường xá, trường học và bệnh viện, trong bối cảnh nợ công của Ấn Độ đãchồng chất.

Tờ New York Times cho hay, số tàisản công mà Ấn Độ bán ra trong vòng chưa đầy một năm trở lại đây thậm chí cònnhiều hơn giá trị tài sản mà Chính phủ nước này bán lại trong cả 4 năm trước đócộng lại.

Đây có thể là một lựa chọn khó khăn của Chính phủ Ấn Độ, vì họ đang gánh mộtkhoản thâm hụt ngân sách không nhỏ, nhưng lại hết sức cần tiền cho những dự áncông như đường xá, trường học, bệnh viện... còn dang dở. Nợ công của Ấn Độ hiệnđã lên đến mức 80% GDP của nước này, khiến việc huy động vốn của cả khu vực côngvà tư nhân qua thị trường trái phiếu trở nên khó khăn hơn và lãi suất trái phiếubuộc phải tăng.

Trên thực tế, chính quyền các bang và Chính phủ Ấn Độ đang phải trả tiền lãi nợvay nhiều hơn so với số tiền chi cho quân đội và một số dịch vụ công như giáodục và y tế.

Trong bối cảnh khủng hoảng nợ đang nổ ra ở Hy Lạp, mức nợ không nhỏ trên của ẤnĐộ cũng đang vấp phải sự chỉ trích từ nhiều phía. 90% số nợ của Chính phủ Ấn Độlà nợ các nhà đầu tư trong nước, trong khi 80% nợ của Chính phủ Hy Lạp là nợ cácnhà đầu tư nước ngoài.

Việc bán lại tài sản công của Ấn Độ đang nằm giữa những luồng ý kiến ngược chiều.Theo các nhà kinh tế học, Ấn Độ cần tăng tốc những cải cách kinh tế đã bị trìhoãn từ lâu, đặc biệt là bán lại cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh.

Trong khi đó, các đảng phái chính trị ở nước này, bao gồm cả một số phe pháitrong Chính phủ liên minh cầm quyền, và các nghiệp đoàn đại diện cho người laođộng trong các doanh nghiệp nhà nước lại phải đối mạnh mẽ việc bán cổ phần này,chứ chưa nói gì tới việc tư nhân hóa khu vực kinh tế công.

Nợ chồng chất, Ấn Độ bán tài sản công

Một công trường xây dựng tại Mumbai (Ấn Độ). Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang nắm quyền sở hữu 473 công ty, trị giá khoảng 500 tỷ USD, tương đương với 45% GDP của nền kinh tế nước này (Ảnh: Reuters)

Về phần mình, Chính phủ Ấn Độ thừa nhận nước nàyđang gặp khó khăn về tài chính và cho rằng, việcbán cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽlà một công cụ quan trọng để giảm bớt những khókhăn này. “Chúng tôi cam kết sẽ giảm thâm hụtngân sách trong hai năm tới. Để làm được điềunày, chúng tôi cần có nguồn lực. Bán lại cổ phầnlà một trong những cách làm để có nguồn lực”,ông Sunil Mitra, một quan chức cao cấp của BộTài chính Ấn Độ nói.

Nhiều nhà hoạch định chính sách khác của Ấn Độkhẳng định, để cải thiện năng lực của các côngty quốc doanh và tăng ngân sách để thúc đẩy cáchoạt động chăm sóc y tế, giáo dục và nâng cấp cơsở hạ tầng, Ấn Độ cần tư nhân hóa nhiều doanhnghiệp, thay vì chỉ bán lại cổ phần nhỏ như cáchlàm hiện nay. “Chúng ta cần nghĩ tới giải phápcuối cùng là tư nhân hóa”, ông Vijay Kelkar, Chủtịch Ủy ban Tài chính của Ấn Độ, mới đây phátbiểu.

Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang nắm quyền sở hữu473 công ty, trị giá khoảng 500 tỷ USD, tươngđương với 45% GDP của nền kinh tế nước này. Dođó, số cổ phần bán lại cho tới thời điểm nàychưa thấm vào đâu so với tổng giá trị của cácdoanh nghiệp quốc doanh.

Các nhà kinh tế học cho rằng, New Dehli có thểdễ dàng thu về nhiều tỷ USD bằng cách giảm tỷ lệnắm giữ trong các doanh nghiệp niêm yết mà Chínhphủ nắm quyền kiểm soát về 90%. Trên thực tế,Chính phủ Ấn Độ cũng đã tuyên bố là họ có kếhoạch đưan thêm 60 doanh nghiệp quốc doanh nữavào niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau khi giành độc lập vào năm 1947, các nhà lãnhđạo Ấn Độ đã thành lập những doanh nghiệp quốcdoanh như hãng thép Steel Authority of India đểthúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Một số doanhnghiệp tư nhân như hãng hàng không Air India vàphần lớn các nhà băng của nước này cũng bị Chínhphủ quốc hữu hóa.

Dần dần, những doanh nghiệp quốc doanh này đãtrở thành “chiếc bánh” hấp dẫn cho các đảng pháichính trị ở Ấn Độ, chẳng hạn như cung cấp việclàm ổn định và thu nhập tốt cho thành viên củacác nghiệp đoàn mạnh. Kết quả là, Chính phủ ẤnĐộ nhận thấy họ khó có thể bán lại những công tynày.

Gánh nặng tài chính đối với Chính phủ Ấn Độ giatăng khi trong những năm gần đây, nước này tănglương cho khu vực công và tăng mạnh chi tiêu chocác chương trình xã hội và trợ cấp, bao gồm hoãnnợ cho nông dân. Năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ còncắt giảm thuế và thực hiện trợ cấp xuất khẩu đểkích thích tăng trưởng.

Những nỗ lực này đã góp phần đưa tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Ấn Độ lên mức 7,9% trong quý3/2009, từ mức 6,1% trong quý trước đó. Tuynhiên, một tác dụng phụ đã xảy ra là lạm pháttăng cao, với giá tiêu dùng tháng 12/2009 tại ẤnĐộ tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, hạn chếkhả năng tăng chi tiêu công cho những nhu cầudài hạn.

Theo Kiều Oanh
Nợ chồng chất, Ấn Độ bán tài sản công



Bệnh 'tử' viêm màng não do não mô cầu và lưu ý phòng tránh cho bé yêu
Viêm màng não do não mô cầu còn được gọi là bệnh "tử" bởi có đến 1 trong số 10 người sẽ tử vong dù được điều trị tích cực. 1 trong 5 người còn sống phải chịu các di chứng nặng nề như cắt cụt tay chân, điếc, thiểu năng trí tuệ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.