Triều Tiên cầu cứu lương thực từ Mông Cổ

Đại sứ Triều Tiên tại Ulan Bator, ông Hong Gyu đã nói, Triều Tiên có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Đại sứ Triều Tiên tại Ulan Bator, ông Hong Gyu đã nói, Triều Tiên có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn bài viết báo trên trang InfoMongolia, Triều Tiên mới đây đã đề nghị Mông Cổ viện trợ lương thực, do Bình Nhưỡng có thể đối mặt với cảnh thiếu hụt lương thực trầm trọng.


Trẻ em Triều Tiên trong một bữa ăn tập thể - Ảnh: BBC/ AFP.

Bài viết trên cho hay, đề nghị viện trợ lương thực đã được ông Hong Gyu, Đại sứ Triều Tiên tại Mông Cổ, đưa ra trong cuộc gặp trình quốc thư tới Tổng thống Ts. Elbegdorj hôm 16.4. "Đại sứ Triều Tiên tại Ulan Bator, ông Hong Gyu đã nói, Triều Tiên có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Do đó, họ đề nghị Mông Cổ cung cấp viện trợ lương thực cho Triều Tiên", bài viết có đoạn.

Tuần trước, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng thông báo về cuộc gặp này, song không đề cập gì đến việc đã đề nghị Ulan Bator viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng. Các hoạt động hỗ trợ lương thực từ bên ngoài cho Triều Tiên hiện đang bị ngừng trệ, kể từ khi nước này tiến hành thử hạt nhân lần ba vào hôm 12.2, bất chấp những phản đối cũng như cảnh báo từ cộng đồng quốc tế.

Hồi tháng 2 năm nay, Đại sứ Triều Tiên Lee Chul-qwan cũng đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Z. Enkhbold. Tại cuộc gặp này, ông Lee Chul-qwan đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với quyết định tặng thực phẩm cho Bình Nhưỡng của phía Mông Cổ và đề nghị chính quyền Ulan Bator hoàn thành khoản viện trợ này càng sớm càng tốt, trang tin InfoMongolia.com cho biết thêm.

Năm ngoái, phát ngôn viên Liên hiệp quốc Martin Nesirsky cho biết rằng, Triều Tiên từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và năng lượng do nhiều năm liền bị cô lập, quản lý yếu kém và thường xuyên bị thiên tai. Khoảng 16 triệu người Triều Tiên, tương đương 2/3 dân số, đang chống chọi với nạn đói và phụ thuộc hệ thống phân phối nhà nước. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một em bị còi cọc.

Triều Tiên bắt đầu nhận viện trợ của quốc tế kể từ năm 1995 để chu cấp lương thực cho hơn 20 triệu người. Một nạn đói hoành hành Triều Tiên giữa những năm 1990 sau một đợt lũ lụt chưa từng có khi đó đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người, theo số liệu chính thức của Ủy ban Phục hồi Thiệt hại Lương thực Triều Tiên.

Theo VnEconomy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.