Trung Quốc: Bùng nổ các vụ xô xát tại sân bay do hoãn chuyến

Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để xây dựng những sân bay lớn nhất, hiện đại bậc nhất thế giới. Vậy nhưng họ lại không thể khiến các chuyến bay khởi hành đúng giờ, và các cuộc ẩu đả giữa khách hàng với nhân viên hãng hàng không liên tục xảy ra.

Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để xây dựng những sân bay lớn nhất, hiện đại bậc nhất thế giới. Vậy nhưng họ lại không thể khiến các chuyến bay khởi hành đúng giờ, và các cuộc ẩu đả giữa khách hàng với nhân viên hãng hàng không liên tục xảy ra.

Theo số liệu của công ty theo dõi các chuyến bay toàn thế giới FlightStats, trong tháng trước, chỉ có 18% trong tổng số 22.000 chuyến bay xuất phát từ sân bay thủ đô Bắc Kinh đúng giờ, khiến nơi này trở thành sân bay lớn tệ nhất thế giới về giờ giấc.

Tiếp viên một hãng hàng không Trung Quốc đôi co với khách tại Bắc Kinh

Tiếp viên một hãng hàng không Trung Quốc đôi co với khách tại Bắc Kinh

Thượng Hải cũng chẳng mấy tốt hơn khi tỷ lệ chuyến bay rời sân Hongqiao đúng giờ cũng chỉ là 24%. Trên thực tế, không một sân bay nào tại Trung Quốc có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ đạt 50%.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo công bố ngày 28/7 của cơ quan quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc được China News Service đăng tải, 42% các vụ hoãn chuyển là do yếu kém trong quản lý. Còn lại 26% do các biện pháp kiểm soát không lưu, 21% do thời tiết và 7% do các lệnh cấm của quân đội.

Việc những vụ hoãn, hủy chuyến xảy ra tràn lan khiến các sân bay tại Trung Quốc thường xuyên phải chứng kiến cảnh nhốn nháo, lộn xộn, thậm chí cả những vụ đôi co, xô xát giữa hành khách với nhân viên hãng hàng không.

Theo Telegraph, chỉ trong vòng 2 tháng qua, ít nhất 8 vụ “đụng độ” lớn đã xảy ra tại cổng đi của các sân bay nước này, trong đó có 2 vụ nhân viên sân bay bị tấn công. Thậm chí nhiều người Trung Quốc còn gán cho những đám đông giận dữ một cụm từ mới “kong nu zu”, hay “bộ tộc nổi loạn sân bay”.

Hàng nghìn hành khách xô xát với nhân viên sân bay tại Vân Nam hồi tháng 1

Hàng nghìn hành khách xô xát với nhân viên sân bay tại Vân Nam hồi tháng 1

Hôm 18/7, hơn 30 hành khách đã xông qua cổng an ninh và lao vào khu đường băng của sân bay Nanchang sau khi bị hoãn chuyến bay suốt 7 tiếng vì lí do thời tiết xấu.

Ngay cuối tuần trước đó, các hành khách tại Thượng Hải còn tìm cách giật bảng tên của một nữ tiếp viên trước khi đánh vào đầu của người này. Xô xát nổ ra và hậu quả là 2 nhân viên sân bay phải nhập viện và 3 hành khách bị bắt giữ.

“Các hành khách rất bức xúc và khó lường”, Ni Xuying, một trong số những nhân viên bị thương thuật lại với một kênh truyền hình. “Tất cả đột ngột bùng phát. Tôi chỉ cố tìm cách bảo vệ đồng nghiệp. Tôi không biết sau đó ai đã đánh tôi từ phía sau và tôi ngã lăn ra sàn”.

Hồi cuối tháng 6, một nữ giáo viên tiểu học cũng đã mất bình tĩnh khi chuyến bay của cô từ Ôn Châu tới Bắc Kinh bị hủy. Quá tức giận, người này đã tát và đá một tiếp viên của Air China ngã xuống sàn.

“Tôi đã đợi ở đó rất lâu. Không ai mang cho tôi một chai nước hay một miếng bánh, không hề có bất kỳ thứ gì”, Liu Weiwei biện hộ. “Tất cả họ đều mặt lạnh như tiền, không phản ứng, không giải thích”.

Hành khách đập phá xong nhảy cả lên quầy làm thủ tục ngồi

Hành khách đập phá xong nhảy cả lên quầy làm thủ tục ngồi

Trong một số vụ việc khác, không ít hành khách ngất xỉu trên máy bay do máy bay phải nằm lại đường băng suốt cả ngày, còn phi hành đoàn bị đám đông giận dữ tấn công.

Hồi tháng 3, Graham Fewkes, một doanh nhân người Anh tại Hồng Kông thì thuật lại với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng việc mình chứng kiến cảnh nhiều người cổ vũ một hành khách tấn công các tiếp viên trên một chuyến bay tới đảo Sanya nhưng bị trễ.

“Tôi nghe thấy tiếng đấm đá và nhìn lên thì thấy anh ta đang tấn công các nữ tiếp viên”, ông Fewkes nói. “Những hành khách hàng thì đứng vỗ tay trong lúc cô ấy bị đánh. Sự ồn ào phía cuối máy bay cứ mối lúc một tăng”.

Các hãng hàng không của Hồng Kông năm ngoái mỗi tuần trung bình có 3 vụ việc liên quan đến hành khách gây rối, và đến nay họ đã phải đào tạo võ thuật cho các thành viên phi hành đoàn để phòng thân.

Lực lượng công an cũng “bó tay” trước đám đông giận dữ
Lực lượng công an cũng “bó tay” trước đám đông giận dữ

Trong khi đó tại các sân bay của Trung Quốc, tình hình dễ bùng nổ đến mức các nhân viên được yêu cầu không thông báo những lần hoãn chuyến lâu. “Chúng tôi không thông báo các vụ hoãn chuyến trừ khi có một sự kiện lớn và toàn bộ các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy”, một nhân viên giấu tên tại sân bay Bắc Kinh tiết lộ.

Trong một buổi chiều đặc trưng tại nhà ga số 3 sân bay Bắc Kinh, nhà ga lớn nhất thế giới, bảng báo giờ chuyến bay đến cho thấy khoảng 2/3 số chuyến bị trễ, một số trễ tới 12 tiếng.

Mộ người đàn ông ông đến đón một hành khách sắp đến từ Urumqi nhưng chuyến bay bị hoãn tới 8 tiếng. “Tôi sẽ đợi ở đây, những việc này lúc nào cũng vậy, giờ tôi quen với nó rồi”, người này cho biết. “Nếu bạn là người Trung Quốc, bạn nên học cách làm quen với nó”.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.