Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 30.7 đưa tin, Bắc Kinh đang có kế hoạch xây 83 căn hộ cho thuê giá rẻ tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 30.7 đưa tin, Bắc Kinh đang có kế hoạch xây 83 căn hộ cho thuê giá rẻ tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Báo này cho rằng, hiện có 159 người sống trong những căn nhà gỗ không thể chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt trên đảo Phú Lâm. Do vậy, dự án nhà mới được Trung Quốc đưa ra và dự tính hoàn thành trong 2 năm tới.

Tàu cá Trung Quốc ở gần bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các hành động gây hấn của Trung Quốc với âm mưu xây dựng cuộc sống trái phép của người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, trong đó có đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước mưa và một bể nước mưa, mua 2 bộ máy phát điện chạy bằng diesel 500kw...

Ngoài ra, Trung Quốc còn cho xây cả siêu thị, ngân hàng, quán ăn, quán cà phê trên đảo. Một bệnh viện mới cũng đang được thi công. Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc trong một loạt vụ việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam thời gian gần đây.

Các hành động gây hấn của Trung Quốc nhằm âm mưu xây dựng cuộc sống trái phép của người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.

Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn như tổ chức bầu “đại biểu hội đồng nhân dân Tam Sa”, bầu "thị trưởng Tam Sa", giới quân sự Trung Quốc thì phê chuẩn việc điều động một đơn vị quân sự đồn trú tại đảo Phú Lâm.

“Nhật báo Pháp chế” của Trung Quốc cũng đưa tin, lực lượng hải giám Tam Sa sẽ lần lượt lên từng đảo ở Biển Đông để thực hiện hoạt động chấp pháp. Theo đó, chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên Biển Đông.

Từ Mỹ, GS Ngô Vĩnh Long cho rằng, hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, và nhất là những động thái nhằm “quân sự hóa” quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên khu vực đang tranh chấp, có thể là cơ hội để Việt Nam đưa vấn đề Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bằng vũ lực, ra trước Liên Hợp Quốc, các tòa án quốc tế cũng như dư luận quốc tế, đẩy Trung Quốc vào thế bị động.

Chuyên gia Roby Arya Brata - nhà phân tích luật và chính sách của Ban Thư ký Nội các Indonesia gợi ý, Liên Hợp Quốc cần cải cách quyền lực tài phán của Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) và thay đổi các điều khoản giải quyết tranh chấp trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).


Theo Đất Việt





Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.