“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?

“Trung Quốc không mở rộng quân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác...” Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh. Nhưng những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.

“Trung Quốc không mở rộngquân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác...”- Bộ trưởng Quốcphòng Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh. Nhưng những điều Trung Quốc nói vànhững việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.

>>

Hành động sau những cam kết...

Đối thoại Shangri-La lần đầutiên chứng kiến sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và tại hộinghị, ông Lương Quang Liệt không ngừng nhấn mạnh Trung Quốc không mở rộngquân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác… Những phát biểu nàycủa ông Lương Quang Liệt có thể xem là một sự trấn an đối với các nước ĐôngNam Á.

“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Nhưng những cam kết mà quanchức Trung Quốc đưa ra tại hội nghị không xoa dịu được lo ngại của các nướcláng giềng đối với Bắc Kinh, và thực tế cho thấy hành động của họ không liênquan đến những cam kết do chính họ phát ngôn. Christopher Roberts, chuyêngia các vấn đề châu Á Đại học Canbera (Australia), cho rằng rõ ràng là nhữngcam kết của Trung Quốc đối với an ninh khu vực không hề thuyết phục đượcngười khác. Những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem racó một số khác biệt.

Những khác biệt này là gì,chỉ cần điểm lại những việc Trung Quốc làm ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòngLương Quang Liệt rời khỏi hội nghị Shangri-La hôm 5/6.

Căng thẳng ở Biển Đông sau đóđã gia tăng thêm sau các biến cố dồn dập mới đây, lần này cũng do Trung Quốckhởi động bằng cách cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đạidương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cườnghàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó cócả những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc không giấu giếmviệc Cơ quan Hải giám Trung Quốc được trang bị khoảng 300 tàu hải giám,trong đó có 30 tàu trọng tải trên 1.000 tấn và 10 máy bay, kể cả 4 máy baytrực thăng. Cơ quan này cũng đang trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiệnđại để kết nối với các hệ thống thông tin liên lạc bờ biển, trên không, trênbiển và vũ trụ. Bắc Kinh đã tiết lộ một kế hoạch tham vọng tăng cường thêmnhiều tàu hải giám hiện đại trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biểnsẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọnglượng nước rẽ trên 1.000 tấn.

Trung Quốc dường như khônggiấu giếm tham vọng muốn củng cố vai trò cường quốc khu vực nên đã tăngcường ngân sách quốc phòng. Thập niên vừa qua, Trung Quốc là nước mua vũ khílớn nhất thế giới, tiêu tốn tới 24 tỷ USD, vượt Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp.Riêng năm 2010, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đạt 81 tỷ euro, chiếm 7,3%chi phí quốc phòng thế giới, vượt cả Anh, Pháp và Nga. Tuy nhiên, so với Mỹthì khoảng cách còn xa, năm 2010, Mỹ chi đến 682 tỷ euro.

Các quốc gia châu Á từ lâungờ vực những cam kết ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình và ổn định khuvực trong khi Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình xây dựng quân đội, đồng thời ngàycàng mạnh bạo trong các tuyên bố chủ quyền với những vùng biển tranh chấp.Tuần này, việc Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bính Đức xác nhận kế hoạch đóngtàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc càng làm dấy lên quan ngại.

Mới đây nhất, cuộc xuất quânlớn nhất trong những năm gần đây của tàu chiến hải quân Trung Quốc trên biểnThái Bình Dương hôm 9/6 đã khiến Nhật Bản lo âu thật sự. Hải quân Nhật Bảnđược đặt trong tình trạng báo động khi nhóm gồm 11 tàu của hải quân TrungQuốc diễu qua vùng biển trung lập giữa các đảo Okinawa và Miyako của NhậtBản.

Tình thế khó xử thời hiện đại

Tướng Reiti Oriki, người đứngđầu Bộ tổng tham mưu lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hôm qua đã phát biểu ýkiến bày tỏ thái độ trong tương quan gia tăng hoạt tính của hải quân TrungQuốc.

Cũng như Nhật Bản, các lánggiềng trong khu vực hiện đều tiếp nhận từng động thái của Hải quân TrungQuốc một cách thận trọng. Cả việc Bắc Kinh triển khai chương trình xây dựnghàng không mẫu hạm riêng của mình cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán. Giớichuyên gia nhận định trong 5 năm trở lại đây, đã có sự thay đổi về chấttrong cách tiếp cận của ban lãnh đạo chính trị-quân sự nước này, thậm chí cóthể nói rằng trước mắt chúng ta đang hiển hiện sự hình thành “chiến lược đạidương vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.

Trong những năm gần đây,Trung Quốc từng bước mở rộng khả năng quân sự của mình, công khai thể hiệntham vọng trở thành cường quốc chính trị-quân sự số 1. Một yếu tố quan trọnglà việc xây dựng hạm đội tàu sân bay, - chuyên viên quân sự Igor KorotchenkoTrưởng biên tập tạp chí Defence nhậnxét như vậy. Chuyên viên Nga nhìn thấy ở đây một vấn đề hệ trọng.

Cả Mỹ cũng công khai lo ngạinhững động thái quân sự của Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Obama đãchuyển hướng trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á, cho dù ai đó từng hy vọngrằng người Mỹ vướng bận với hoạt động quân sự cùng với lực lượng liên quânphương Tây trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

Giám đốc Cục Tình báoTrung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta, người nhiều phần chắc chắn sẽ tiếp quảnvị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thay ông Robert Gates từ ngày 1/7 tới, hômqua tuyên bố ông sẽ theo dõi sát tình hình. Theo ông, tốc độ và quy mô hiệnđại hoá quân sự của Trung Quốc, kết hợp với việc thiếu minh bạch, đã đặt ranhiều nghi vấn.

Theo ý kiến của ôngPanetta, Trung Quốc đang gia tăng tiềm năng quân sự để sẵn sàng ứngphó với những cuộc xung đột tiềm tàng gần biên giới nước mình,trong đó có xung đột quân sự với Mỹ. Xét theo mọi việc, Bắc Kinhmuốn có được những khả năng quân sự cho phép nước này tiến hành những hànhđộng chiến đấu và giành chiến thắng trong những cuộc xung đột chớp nhoángtrên biên giới. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ sẵn sàng ứng phóvới những xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, có thể vớisự can thiệp quân sự từ phía Mỹ. “Mỹ cần phải chú ý theo dõiviệc củng cố tiềm năng quân sự của Trung Quốc”, ông khẳng định.

Hải quân Mỹ vừa tuyên bố sẽđưa tàu chiến USS Chung-Hoon mang tên lửa tới Tây Thái Bình Dương giữa lúccăng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về tranhchấp chủ quyền ở Biển Đông. Con tàu đã rời căn cứ tại Hawaii hôm thứ 4 và280 thuỷ thủ của tàu dự kiến sẽ hợp tác với các đối tác liên minh trong khuvực.

Trong khi các chuyên gia anninh khu vực nhận xét Trung Quốc “đang tung các cú đấm trên mặt biển để táikhẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông”, báo chí khu vực cho rằng xungquanh Trung Quốc đang hình thành một tập hợp - không phải là một tổ chứcchính thức - âm thầm kháng cự lại Bắc Kinh. Những liên lạc và hợp tác kínđáo giữa họ đang gia tăng, được bao trùm bởi những câu hỏi về an ninh vàchiến lược nảy sinh do sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Có thể coi đây là mộtnhóm hỗ trợ, tự giúp đỡ lẫn nhau của các nhà ngoại giao và quan chức anninh. Họ đoàn kết bởi một vấn đề chung là tất cả cảm thấy cần tiếp tụccan dự sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cũng muốn tìm cách kháng cự lại BắcKinh khi cần thiết.

Những người trong cuộcgọi đây chính là một tình thế khó xử thời hiện đại.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.