Vấn đề bất ổn định biển Đông tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN

Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN+3 (ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra tại Xurabaya (Surabaya), Indonesia từ ngày 7 đến 10.6.

Hội nghị các quan chức cấpcao (SOM) tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN+3 (ASEAN cùngTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đànkhu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra tại Xurabaya (Surabaya), Indonesia từ ngày 7đến 10.6.

>>

Tại các hội nghị, các nướckiểm điểm việc triển khai những quyết định đã đề ra, thảo luận những vấn đềquan tâm của khu vực và việc chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN lần thứ 44, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN với các nước Đốitác và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18 (AMM-44/PMC/ARF-18) vào tuần thứ batháng 7.2011. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam PhạmQuang Vinh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự các hội nghị này.

Vấn đề bất ổn định biển Đông tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN
Tàu ngư chính, 1 trong 7 lực lượng tàu chuyên dụng của Trung Quốc hiện nay trên biển Đông - Ảnh: Sina.com 

Tại Hội nghị SOM ASEAN và cáchội nghị liên quan, các nước ASEAN tiếp tục nhấn mạnh nỗ lực xây dựng Cộngđồng ASEAN vào 2015; tăng cường liên kết khu vực; tăng cường quan hệ với cácbên đối tác; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN định hướng xây dựng cấutrúc khu vực và thúc đẩy hợp tác chung vì hòa bình, ổn định và phát triểncủa khu vực, cũng như xử lý hiệu quả các thách thức đang đặt ra, cả về anninh truyền thống và phi truyền thống... Các nước đối tác tiếp tục ủng hộASEAN xây dựng Cộng đồng và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.

Trong khuôn khổ các cuộc họp,đặc biệt là tại ARF, nhiều nước đã đề cập về vấn đề biển Đông, bày tỏ longại về một số diễn biến phức tạp gần đây, và nhấn mạnh tầm quan trọng củaviệc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết cáctranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ướcLuật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử ởbiển Đông (DOC).

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giaoPhạm Quang Vinh nhấn mạnh: Việt Nam ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựnglòng tin và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biểnĐông; phát huy hơn nữa các công cụ và cơ chế khu vực hiện có như Hiệp ướcThân thiện và Hợp tác (TAC), DOC, ARF…; thực hiện các cam kết trong Kế hoạchhành động ASEAN - Trung Quốc (giai đoạn 2011-2015) thông qua tại Cấp caoASEAN - Trung Quốc tháng 10.2010 về việc tôn trọng, thực hiện đầy đủ và hiệuquả DOC và sớm họp lại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về thựchiện DOC.

Tuy nhiên, khu vực vẫn tiếptục chứng kiến những diễn biến và vụ việc phức tạp, gây bất ổn định ở biểnĐông. Đáng quan ngại và nghiêm trọng là những vụ việc xảy ra liên tiếp gầnđây. Ngày 26.5, tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, trong khi đang hoạt động hoàntoàn trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đãbị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp. Tiếp đó, sáng 9.6, một vụ việc tương tựlại xảy ra, tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của tàu ngư chính cỡ lớn đã tiếnhành các hoạt động phá hoại tuyến cáp thăm dò của tàu Viking II đang tiếnhành thu nổ địa chấn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa ViệtNam.

Việt Nam phản đối mạnh mẽnhững hành động này. Những vụ việc nêu trên càng làm cho tình hình Biển Đôngthêm bất ổn định, tìm cách biến khu vực hoàn toàn không có tranh chấp thành“khu vực có tranh chấp”, gây quan ngại không chỉ cho các quốc gia liên quanmà còn cho tất cả các nước cũng như cho hòa bình, ổn định, an ninh và antoàn hàng hải ở khu vực nói chung. Việt Nam khẳng định mạnh mẽ nguyên tắctôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia, kiên quyết yêu cầu khôngđể tái diễn những vụ việc như nêu trên, đồng thời chủ trương tiếp tục đốithoại, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giaoPhạm Quang Vinh nêu rõ điều thiết yếu là phải tăng cường hơn nữa các thiếtchế luật pháp ở khu vực; tất cả các bên phải nghiêm túc tuân thủ các nguyêntắc cơ bản của luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC; không có các hành động làmphức tạp thêm tình hình.

 

Các đối tác dầu khí của Việt Nam bị hăm dọa

Việc hăm dọa các công ty thăm dò và khai thác dầu khí cho Việt Nam trên biển Đông đã được Trung Quốc thực thi từ nhiều năm nay. Hôm qua, báo South China Morning Post ở Hồng Kông dẫn lời giới chức dầu khí trong khu vực cho hay hãng Idemitsu của Nhật, ExxonMobil của Mỹ và BP của Anh bị giới chức Bắc Kinh dọa trả đũa nếu họ không rút khỏi các dự án hợp tác khai thác tài nguyên biển với Việt Nam. Theo tờ báo trên, giới chức Nhật cùng các nhà ngoại giao trong khu vực đang theo dõi tình hình. Idemitsu đã quyết định tiếp tục các dự án tại biển Đông vì phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, trong một bài viết đăng trên website World Affairs hồi tháng 4, ông Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị - Quân sự thuộc Viện Hudson (Mỹ), cũng đề cập việc chính quyền Trung Quốc cảnh báo các công ty năng lượng phương Tây không được thương thảo các thỏa thuận thăm dò dầu khí xa bờ với Việt Nam nếu không muốn quyền lợi kinh doanh ở Trung Quốc bị ảnh hưởng. Phía Mỹ từng tuyên bố sẽ bảo vệ các công ty dầu khí của nước này hoạt động trong khu vực.

Theo TTXVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.