Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế?

Nếu xếp các cuốn hộ chiếu trên thế giới lại, bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt vì quá nhiều màu sắc. Nhưng tại sao lại phải nhiều màu đến thế?

Nếu xếp các cuốn hộ chiếu trên thế giới lại, bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt vì quá nhiều màu sắc. Nhưng tại sao lại phải nhiều màu đến thế?

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao màu hộ chiếu của mình lại màu xanh lá tươi tắn, trong khi ở Singapore lại là màu đỏ rượu huyền bí chưa? Đi ra ngoài, tóm vài ba người nước ngoài vào, năn nỉ ỉ ôi họ cho xem hộ chiếu, kiểu gì cũng ra một vài màu sắc khác nữa. 

Thế thì, vấn đề là, tại sao mỗi cái vụ hộ chiếu thôi mà lại bao nhiêu là màu vậy? Mục đích ẩn giấu đằng sau những màu sắc ấy là gì?

Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế? - Ảnh 1.

 Số lượng và kiểu dáng hộ chiếu vô cùng phong phú.

Theo thông tin từ ông Hrant Boghossian, phó chủ tịch của Tập đoàn Arton, đơn vị nắm trong tay dữ liệu của tất cả những cuốn hộ chiếu trên toàn thế giới, màu bìa hộ chiếu chỉ gói gọn trong 4 màu sắc chính: đỏ, xanh lá, xanh dương, đen, chỉ khác các sắc thái màu mà thôi.

Kích cỡ, kết cấu mỗi cuốn hộ chiếu đều được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO quy định và ban hành. Các quốc gia có quyền được lựa chọn màu sắc cho nước mình và cách thiết kế cuốn hộ chiếu phù hợp nhất.

Một số giả thiết đã được đưa ra nhằm giải thích cho việc các quốc gia chọn màu sắc theo vì lý do gì. Và những giả thiết này cũng khá hợp lý:

Đầu tiên, hộ chiếu của các nước thuộc khối Liên hiệp chung EU thường có màu đỏ rượu, trong khi đó các quốc gia tại khối Caricom (Khối cộng đồng Caribe) sẽ chọn màu xanh dương cho hộ chiếu. Vậy tức là, màu sắc hộ chiếu có khả năng sẽ thể hiện đặc điểm địa lý của quốc gia sở hữu. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổi màu bìa hộ chiếu thành màu đỏ với hy vọng được gia nhập khối EU.

Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế? - Ảnh 2.

 Hộ chiếu Thụy Sỹ có màu đỏ.

Mặt khác, một giả thiết khác cho rằng màu sắc của hộ chiếu rất có thể còn liên quan đến khía cạnh chính trị của quốc gia ấy. Theo ông  Boghossian, màu bìa đỏ tượng trưng cho các nước theo Chủ nghĩa Cộng sản, còn màu xanh dương là biểu tượng cho các quốc gia Tân thế giới (Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Đại Dương). 

Tiếp đó, vấn đề tôn giáo cũng được thể hiện ở màu hộ chiếu. Như các nước Hồi Giáo, bao gồm Morrocco, Pakistan, Ả Rập Saudi đều chọn xanh lá làm màu chủ đạo cho hộ chiếu. Được biết, màu xanh lá là màu mà Nhà tiên tri Muhammad, thủ lĩnh tinh thần của người Hồi Giáo rất yêu thích, bởi nó tượng trưng cho thiên nhiên và sinh mệnh. Có thể dễ dàng tìm thấy màu xanh trên quốc kỳ của các quốc gia Hồi Giáo như Afghanistan và Iran.

Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế? - Ảnh 3.

 Hộ chiếu của Ả Rập Saudi.

Hoặc vài quốc gia khác chọn màu sắc độc đáo để nhận dạng hộ chiếu. Ví dụ như Thụy Điển dùng màu đỏ tươi, Singapore cũng dùng tông đỏ nhưng pha chút màu da cam. Đặc biệt hộ chiếu tạm thời dành cho khách du lịch của Canada có bìa màu trắng.

Tuy rằng màu sắc cuốn hộ chiếu bị giới hạn trong 4 màu cơ bản nhưng không có nghĩa là độ phong phú, sự cá tính của từng quốc gia theo đó mà giảm đi. Đã có những quốc gia chọn cách thể hiện bản sắc văn hóa, tinh hoa lịch sử của nước mình ngay trên cuốn hộ chiếu. 

Ví dụ, công dân các nước Canada, Anh quốc, Mỹ, Trung Quốc và Na Uy sẽ được sở hữu cuốn hộ chiếu có rất nhiều tranh ảnh ẩn trên từng trang giấy, chỉ có thể nhìn thấy khi soi bằng tia cực tím.

Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế? - Ảnh 4.

 Bức tranh ẩn chỉ có thể nhìn thấy khi soi tia cực tím trong hộ chiếu Na Uy.

Đặc biệt, hộ chiếu của Phần Lan, phát hành năm 2002 đã biến cuốn sổ giấy tờ tùy thân khô khan trở thành một bộ phim hoạt hình cầm tay khi cho in từng chuyển động của một chú nai rừng lên từng trang giấy. Kết quả, khi người ta lật thật nhanh các trang, con nai sẽ từ từ chuyển động, tạo hoạt cảnh vô cùng vui mắt. 

Vì sao hộ chiếu thế giới lại nhiều màu sắc đến thế? - Ảnh 5.

 Bộ phim hoạt hình trong hộ chiếu Phần Lan.

Theo Lương Hồng Phúc
Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.