Xúc phạm trên mạng ở Hàn Quốc

Không ít người đã trở thành nạn nhân của làn sóng công kích trên mạng ở Hàn Quốc,dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc.

Khôngít người đã trở thành nạn nhân của làn sóng công kích trên mạng ở Hàn Quốc,dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc.

Khiphóng viên thời trang người Đức Vera Hohleiter lỡ lên tiếng chê bai mùi mónkim chi và những chiếc váy ngắn của phụ nữ Hàn Quốc trong một cuốn hồi kýcủa mình, cô lập tức đối mặt với những phản ứng không mấy thiện cảm trênmạng.

Khôngchừa một ai

Những người giận dữ đã viếtnhiều lời lẽ xúc phạm trên blog của Hohleiter, gọi cô là một người phân biệtchủng tộc và đòi cô phải rời khỏi Hàn Quốc ngay lập tức. Cô nhớ lại: “Trongnhiều tuần liền tôi chỉ đi lại bằng taxi. Tôi không muốn đối đầu với sự giậndữ đang gia tăng này”.

Theo báo Los Angeles Times (Mỹ),Hohleiter thuộc số những nạn nhân mới nhất của hiện tượng công kích cá nhântrên không gian ảo ở Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, không ít người, từngười nổi tiếng cho đến người bình thường, phải hứng chịu những làn sóngcông kích không ngớt trên mạng, dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc.

Vào năm 2007, một học sinh 16tuổi phải tự tử sau khi đối mặt với những lời bắt nạt liên tục trên internetxuất phát từ việc em xuất hiện trên một chương trình truyền hình để cho biếtmình đã giảm được 40,5 kg trong 3 tháng như thế nào. Tìm hiểu nguyên nhâncủa vụ công kích này, các nhà phân tích cho rằng nhiều người sử dụnginternet trở nên ganh tị rồi giận dữ vì thấy em xuất hiện cùng với một namdiễn viên nổi tiếng mà họ chưa từng có cơ hội được gặp mặt.

Xúc phạm trên mạng ở Hàn Quốc
Phóng viên Vera Hohleiter, một trong những nạn nhân mới nhất của hiện tượng xúc phạm cá nhân trên mạng ở Hàn Quốc (Ảnh:Los Angeles Times)

Trong những tháng gần đây,vài người nổi tiếng ở Hàn Quốc đã tự tử, một phần vì những tin đồn ác ý đượcphát tán trên internet. Nhiều nhân vật nổi tiếng giờ đây hạn chế phát biểucông khai do lo sợ rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Thủ phạm chủ yếu là giớitrẻ

Các chuyên gia cho rằng phầnlớn kẻ xúc phạm người khác trên mạng là những thanh thiếu niên lợi dụng tínhnặc danh của internet. Họ được xem là sản phẩm của một nền văn hóa có tínhkhuôn phép cao trong đó giới trẻ không được khuyến khích trò chuyện với chamẹ, giáo viên và sếp về những suy nghĩ của mình. Vì thế, khi ngồi trước mànhình máy tính, chỉ cần một sự khiêu khích nhỏ nhất cũng đủ khiến họ kíchđộng.

Trong khi đó, ông MinByong-chul, giảng viên ngữ văn Anh tại Đại học Konkuk ở Seoul, xem sự cạnhtranh gay gắt trong xã hội là một yếu tố quan trọng dẫn đến tính dễ nổi giậntrên mạng. Ông nhận định: “Nhiều người cho rằng không gian ảo thường khôngphải là điểm đến của những người có cảm giác thật sự và có thể bị tổn thương”.

Báo động trước vấn đề này,nhiều nỗ lực đang được tiến hành nhằm đối phó nạn xúc phạm trên internet ởHàn Quốc, như đề xuất luật quản lý hành vi trên internet và tiến hành cácchương trình xã hội nhằm khuyến khích lối sống văn minh, lịch sự.
 
Một dự luật, theo đó, những người bị kết tội “xúc phạm” người khác trên mạngđối mặt với bản án tối đa là 3 năm tù hoặc khoản tiền phạt 30.000 USD, đãđược đưa ra sau vụ tự tử của một diễn viên nổi tiếng vào năm ngoái. Tuynhiên, việc thông qua dự luật này đang gặp trở ngại do những người chỉ tríchlo ngại nó sẽ kìm hãm sự tự do ngôn luận ở nước này.

Riêng ông Min Byong-chul gầnđây đã khuyến khích sinh viên của mình phát đi những thông điệp tích cựctrong các phòng chat internet.  Ông cũng lập phong trào Sunfull với mục tiêugiảm bớt những lời lẽ xúc phạm nặc danh trên mạng. Cứ mỗi tháng, nhóm nàydành ra một ngày để khuyến khích học sinh và sinh viên viết những thông điệptốt đẹp trên internet.

Theo Hoàng Phương
Xúc phạm trên mạng ở Hàn Quốc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.