Công Vinh và giải “Học giỏi, đá bóng hay” xứ Nghệ

Mấy bữa nay, báo thể thao lại tập trung bàn chuyện Công Vinh, trong khi chưa có ai “nhón tay” bỏ hàng chục tỷ để giải phóng hợp đồng, bèn tính chuyện đi học đại học. Và người ta lại ngóng chuyện điểm học tới đây của anh này bởi theo lệ thường, sân bóng và lớp học là 2 chuyện xa nhau vời vợi, xem chừng sẽ có nhiều lý thú?

 Mấy bữa nay, báo thể thao lại tập trung bàn chuyện Công Vinh, trong khi chưa có ai “nhón tay” bỏ hàng chục tỷ để giải phóng hợp đồng, bèn tính chuyện đi học đại học. Và người ta lại ngóng chuyện điểm học tới đây của anh này bởi theo lệ thường, sân bóng và lớp học là 2 chuyện xa nhau vời vợi, xem chừng sẽ có nhiều lý thú?

Thực ra, không nên vơ đũa cả nắm. Nhiều người biết trong giới cầu thủ, không hiếm người “học giỏi, đá bóng hay” như Đặng Gia Mẫn, Trần Công Minh…Nhiều người chữ nghĩa “đầy bồ” như Ngô Xuân Quýnh, Vũ Mạnh Hải…

Ở SLNA lâu nay như người viết từng biết, không hiếm chuyện các cầu thủ trẻ, vì chấn thương hay vì khó phát triển chuyên môn đã bỏ nghiệp bóng mà đi học và học hành bình thường như bao bạn bè khác. Có ít nhất 2 gia đình ở Vinh, bố mê bóng đá, con chơi rất triển vọng nhưng đều đã cho con ăn học, trưởng thành, dù không bao giờ quên trái bóng.

Giải “Học giỏi, đá bóng hay” của Nghệ An đã phát hiện và đào tạo ra không ít tài năng cho bóng đá nước nhà

Đó là gia đình ông Trần Ngự (phường Đội Cung), có 4 con trai đều chơi bóng vào loại tốt nhất thành phố (mà tốt nhất ở Vinh thì đi đâu cũng…đấu được!) . Anh con trai đầu từng luyện lò Sông Lam cùng thời tiền vệ tài hoa Phan Thanh Tuấn, không may chấn thương liền thi đại học và đỗ ngay vào Khoa Văn, Trường KHXH&NV. Và vẫn chơi bóng phong trào, thậm chí từng đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải bóng đá sinh viên toàn quốc năm ấy.

Người con thứ 2 cũng học đại học, cũng có chân trong đội hình đội tuyển sinh viên nhà trường. Người thứ 3 chơi cho QK4 thời hạng Nhất. Người thứ 4 học Cao đẳng và chơi bóng không hề thua kém các anh. Vui hơn nữa là các con của người anh cả hiện nay đều đang luyện tập ở các lò của Sông Lam và lò của VFF. Tóm lại là “cả nhà đá bóng” và không bao giờ bỏ bê chuyện học tập văn hóa.

Gia đình thứ 2 là ông Nguyễn Công Chất (Phường Hưng Bình) có 2 người con trai luyện tập ở lò Sông Lam. Cả hai anh em đều học hành tử tế vì đó là truyền thống của gia đình và dòng họ. Đam mê bóng đá nhưng sau đó, chỉ người anh theo đuổi còn người em ra Hà Nội học đại học vì gia đình nhận thấy không thể vững chắc nếu cứ đeo đuổi nghề khó nhọc này.

Công Vinh là một trong những cái tên nổi lên từ bóng đá phong trào ở xứ Nghệ

Còn có một cầu thủ trẻ U19 SLNA, con trai một nhà báo cũng bỏ bóng đá mà theo nghiệp báo chí. Hóa ra quá trình luyện tập ở các đội trẻ đã giúp ích rất nhiều cho “chân sút” này trên…mặt báo.

Cũng nên nhắc lại rằng, từ lâu nay ở Nghệ An, hàng năm tổ chức giải bóng đá thiếu niên – nhi đồng nhằm phát hiện nhân tài từ cơ sở để chọn nguồn cho lò Sông Lam, ngoài các giải thưởng thông thường, có một giải thưởng được đặt lên hàng đầu là giải “Cầu thủ học giỏi đá bóng hay”. Đã có rất nhiều người hưởng ứng và cổ vũ cho giải thưởng đặc biệt này.

Như nhiều cầu thủ khác, Công Vinh cũng xuất thân từ chính giải bóng đá phong trào này của Nghệ An. Nay anh này bỏ đá bóng để đi học tưởng là “chuyện lạ” nhưng với nhiều người hâm mộ Xứ Nghệ lại là chuyện thường. Nói cho cùng, đi học vẫn là “con đường sáng” cho Vinh, hơn bất cứ lựa chọn nào ở thời điểm bóng đá tụt sâu xuống đáy của sự thất vọng và cụt bước như lúc này.
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.