AFF Cup ký sự: Giao thông ở Yangon, chuyện dài nhiều tập

Đến Yangon mà không nếm trải cảm giác kẹt xe, có lẽ bạn chẳng bao giờ bước chân ra đường

Đến Yangon mà không nếm trải cảm giác kẹt xe, có lẽ bạn chẳng bao giờ bước chân ra đường. Thời gian gần đây kinh tế ngày càng phát triển, lượng xe lưu thông ngày càng nhiều và kẹt xe đã và đang là một vấn nạn của cố đô xứ Miến Điện.

AFF Cup ký sự: Giao thông ở Yangon, chuyện dài nhiều tập


Kẹt xe là… đặc sản!

Hôm chúng tôi vừa đến Yangon, cô tiếp tân Dương Thị Thanh Hiền mà tôi đã kể trong bài viết “Hồn Việt ở Yangon” ở số báo trước đã nhắc nhở: “Nếu có di chuyển trong thành phố, anh nhớ tính toán thời gian để đi sớm nhé, ít nhất là 1 tiếng đồng hồ, nếu không rất dễ bị trễ giờ vì kẹt xe đấy”. 

Lời cảnh báo của cô đồng hương không sai và trong những ngày ở Yangon, chúng tôi đã nếm trải cảnh kẹt xe (hay còn gọi là tắc đường) như một “đặc sản”. Chẳng nói đâu xa, 2 trước đến sân Thuwunna theo dõi buổi tập của đội tuyển Myanmar và Malaysia, dù khoảng cách từ khách sạn đến sân chỉ 7 cây số và đi trước gần 1 giờ đồng hồ, chưa kể bác tài taxi thạo đường đã “luồn lách” để trách việc ùn tắc, nhưng đến nơi cũng vừa lúc xe bus trở đội chủ nhà có mặt tại sân tập. Hú hồn!

Lượng xe ngày càng nhiều, khiến kẹt xe đang trở thành "đặc sản" ở Yangon. Ảnh: Minh Tuấn


Trong cuộc trò chuyện mới đây, HLV Hữu Thắng cũng rất quan ngại về “đặc sản kẹt xe” ở Yangon. Nên dù có xe cảnh sát dẫn đường, nhưng ông và các học trò luôn phải khởi hành khá sớm vì phải mất 30 phút di chuyển từ khách sạn đến sân tập, dẫu khoảng cách không quá xa.

“Việc tắc đường cũng ảnh hưởng không ít đến các tuyển thủ của tôi. Sau mỗi buổi tập tất cả đều muốn về khách sạn sớm để tắm rửa, ăn uống và nghỉ ngơi, nhưng đôi lúc việc chậm trễ vì tắc đường khiến các cầu thủ dễ ức chế, mệt mỏi. Tuy nhiên, đây là vấn đề bất khả kháng nên chẳng thể trách ai được”, vị HLV trưởng của tuyển Việt Nam chia sẻ.

Thành phố không xe máy

Có điều đặc biệt, dù là một nước nghèo đang trên đà phát triển, nhưng Yangon có lẽ là thành phố duy nhất ở Đông Nam Á không có xe máy hai bánh. Tại đây chỉ có xe đạp, ô tô hoặc các phương tiện công cộng khác. 

Cần nói thêm, từ năm 2003 giới chức Myanmar đã bắt đầu có lệnh cấm xe máy lưu thông trên các tuyến đường ở Yangon. Đến năm 2009, lệnh cấm này càng được thắt chặt, tất cả các tuyến đường nội ô của Yangon đều vắng bóng các loại xe máy hai bánh với lý do: giảm mật độ lưu thông và đảm bảo an toàn cho du khách.

Yangon là thành phố không xe máy 2 bánh. Ảnh: Minh Tuấn

Ban đầu lệnh cấm này cũng gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều từ dân chúng, nhưng giờ đây mọi người đã thừa nhận rằng đây là một việc làm đúng đắn. Bác tài Soe Min Shu – người thường xuyên đưa đón chúng tôi trong những ngày qua ở Yangon bày tỏ: “Ban đầu chúng tôi rất khó chịu vì lệnh cấm này, bởi cho rằng nó tạo ra nhiều bất tiện cho người dân, nhưng giờ đây khi lượng xe ô tô lưu thông ngày càng nhiều và gây cảnh kẹt xe mỗi ngày. Lúc ấy mọi người đã thừa nhận đây là một lệnh cấm hợp lý”.

Thực tế dù kẹt xe là một đặc sản ở cố đô xứ Miến Điện, nhưng hầu hết người dân tuân thủ luật giao thông rất nghiêm túc. Xe đông, việc di chuyển chậm nhưng gần như không rơi vào cảnh tắc đường đến nỗi không thể nhúc nhích như ở ta. Song song đó, đường phố cũng ít bị nhiễu loạn bởi tiếng còi xe…

Những ngày qua di chuyển trên các nẻo đường ở Yangon, tôi luôn nhớ về nhà với mong ước, một ngày nào đó ý thức giao thông của người Việt sẽ tốt hơn và xe máy hai bánh sẽ biến mất, thay vào đấy là những chiếc ô tô tiện nghi với giá cả hợp lý trên những con đường thông thoáng như mơ. Ôi, một giấc mơ có lẽ còn xa!

Giá ô tô ở Yangon đắt hay rẻ?

Luật thuế xe ô tô ở Myanmar thay đổi thường xuyên, xe nhập vào nước này phải chịu thuế nhập khẩu và thuế hải quan. Theo đó, tuỳ mục đích sử dụng mà mức thuế sẽ khác nhau. Tuy nhiên, so với mức thuế thì giá xe ở Myanmar rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Theo Bongdaplus.vn


HLV Hữu Thắng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.