Những nghề tay chiêu cứu sống cầu thủ Việt

Trong tình cảnh thất nghiệp như hiện tại, rất nhiều cầu thủ đã phải tìm kế mưu sinh bằng những nghề tay trái. Điều đáng nói là khá nhiều người trong số họ đang “sống khỏe” nhờ vào những "cần câu cơm" vốn không phải là sở trường của họ.

Trong tình cảnh thất nghiệp như hiện tại, rất nhiều cầu thủ đã phải tìm kế mưu sinh bằng những nghề tay trái. Điều đáng nói là khá nhiều người trong số họ đang “sống khỏe” nhờ vào những "cần câu cơm" vốn không phải là sở trường của họ.

Trong bối cảnh đa phần các đội bóng đang gặp khó khăn lớn bởi cuộc xuy thoái kinh tế kéo dài. Rất nhiều cầu thủ không chỉ ở 7 đội bóng bị giải thể tại V-League và hạng Nhất đứng trước nguy cơ thất nghiệp dài hạn. Ngay cả những ngôi sao như Công Vinh, Thành Lương cũng không thoát được cảnh “ngồi chơi xơi nước” và để đối phó với hoàn cảnh khó khăn hiện tại nhiều cầu thủ phải giở những nghề tay trái để mưu sinh.

Công Vinh sẽ đi học và làm thầy
Công Vinh học Đại học

Sau khi đội bóng chủ quản là CLB BĐ Hà Nội bị giải thể, Công Vinh vẫn chưa tìm được bến đỗ mới bởi đội bóng nào muốn “giải thoát” cho CV9 sẽ phải chi ra một khoản tiền khủng để mua lại 2 năm trong hợp đồng đã ký trước đó giữa tiền đạo này và đội bóng thủ đô. Đang thất nghiệp nhưng Công Vinh lại tính theo con đường đi học. Cụ thể thủ xứ Nghệ dự định sẽ theo học khóa huấn luyện viên bóng đá với ý định làm thầy. Đó cũng chính là ý định của chân sút 27 tuổi sau khi giải nghệ.

Công Vinh sẽ bắt đầu tiền trình đó bằng việc nộp hồ sơ vào khoa đào tạo bóng đá tại Đại học thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) để lấy bằng cử nhân trước khi tiếp tục học sơ cấp huấn luyện viên quốc gia, rồi nâng cấp bằng dần để đạt chứng chỉ của Liên đoàn bóng đá châu Á.

Nhảy vào kinh doanh

Cầu thủ Việt cũng rất có khiếu kinh doanh đó là một thực tế, tiền vệ Phan Văn Tài Em là một trong số đó. Không phải bây giờ mà ngay từ khi đội bóng chủ quản Navibank.SG rục rịch bị bán cho anh em nhà bầu Thụy, cựu tuyền thủ này đã mở shop quần áo ở TP.Hồ Chí Minh. Nhờ mát tay nên thu nhập của Tài Em cũng hòm hòm chứ không đến mức bi đát như nhiều đồng nghiệp khác.

Đồng đội ở CLB và đội tuyển quốc gia của Công Vinh là Phạm Thành Lương cũng đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm bến đỗ tiếp theo sau khi đội bóng chủ quản bị giải thế dù cũng có 1 vài đội bóng quan tâm mời gọi. Tuy nhiên cầu thủ này lại không phải quá lo lắng về khoản tiền bạc nhờ quán cafe tại Hà Nội khá đông khách. Cùng với đó những bản hợp đồng quảng cáo nước tăng lực, đồ ăn nhanh cũng giúp Thành Lương có thêm đồng ra đồng vào khi mà nghiệp cầu thủ đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất.

Các trường hợp nêu trên đều chỉ coi kinh doanh là nghề tay trái. Với họ bóng đá là số 1 thì tiền vệ Mạnh Tú lại coi đó là cái nghiệp lâu dài sau khi thất nghiệp. số là cầu thủ gốc Nam Định này đã quyết định mở quán bánh ướt tại TP.Hồ Chí Minh và đang sống tốt sau khi thất nghiệp 1 năm qua.

Tất nhiên không phải cầu thủ Việt nào cũng có máu kinh doanh và kinh doanh sinh lời. Phần đông vẫn coi bóng đá là tất cả và trong lúc chờ đợi cơ hội thi đấu trở lại, họ coi những buổi đá “phủi” là cách tốt nhất để giữ phong độ, duy trì cảm giác bóng. Đúng là rất sốc nếu biết chỉ một vài năm trước nghề cầu thủ còn kiếm bộn tiền mà nay ngay cả những ngôi sao hàng đầu cũng rơi vào cảnh “ăn trực nằm chờ”.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.