Tròn 10 năm Beckham đến Mỹ và sứ mạng nâng tầm giải MLS

Bóng đá tại Mỹ đã thay đổi rất nhiều, theo chiều hướng đi lên, kể từ khi David Beckham đến xứ cờ hoa thi đấu vào năm 2007.

Bóng đá tại Mỹ đã thay đổi rất nhiều, theo chiều hướng đi lên, kể từ khi David Beckham đến xứ cờ hoa thi đấu vào năm 2007. 

Ngày 11/1/2007, David Beckham đầu quân cho LA Galaxy, thi đấu cho giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS). Xứ sở mà bóng đá không được gọi là "football" như đại đa số các nước khác mà được gọi bằng "soccer", đủ để thấy bóng đá ở Mỹ không được khán giả quá coi trọng.

Tròn 10 năm Beckham đến Mỹ và sứ mạng nâng tầm giải MLS - Ảnh 2.

Nhưng sau 10 năm, bóng đá Mỹ đã thoát thai chuyển cốt. Hàng loạt ngôi sao châu Âu nối bước chuyển đến MLS. Khán giả đến sân nhiều hơn, chất lượng trận đấu được nâng tầm và nước Mỹ giờ đây hâm mộ bóng đá chả kém gì các nước châu Âu khác.

"Beckham ảnh hướng đến bóng đá Mỹ to lớn hơn bất cứ cầu thủ nào khác trên toàn thế giới", cựu chủ tịch AEG (công ty sở hữu LA Galaxy) Tim Leiweke khẳng định.

Sau 5 năm thi đấu ở LA Galaxy, Beckham đá 115 trận, ghi 18 bàn và giành hai chức vô địch. Những con số thống kê của Beckham có thể không ấn tượng, nhưng sức ảnh hưởng của cựu ngôi sao người Anh nằm ngoài yếu tố chuyên môn.

Tròn 10 năm Beckham đến Mỹ và sứ mạng nâng tầm giải MLS - Ảnh 3.

Beckham và vợ Victoria.

Beckham không phải là ngôi sao đầu tiên sang Mỹ. Những năm 1970, Pele, Johan Cruyff hay Franz Beckenbauer đã đến đất nước cờ hoa thi đấu. 

Nhưng có thể nói anh chính là quả bom tấn, là tác nhân quan trọng nhất nâng tầm giải đấu.

Hãy nghe Alexi Lalas, Giám đốc điều hành của LA Galaxy khi đó nhận xét về Beckham. "Tôi lớn lên ở Detroit, từng chứng kiến Pele rồi Beckenbauer đến đây nhưng không ai gây sức hút với tôi. Tôi có thể nói là việc Beckham đến Mỹ - cùng với hình ảnh vượt qua khuôn khổ thể thao - khiến cậu ấy trở thành tâm điểm của tất cả. Không ai khác, kể cả Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo có thể làm được những gì Beckham làm cho bóng đá Mỹ".

Tròn 10 năm Beckham đến Mỹ và sứ mạng nâng tầm giải MLS - Ảnh 4.

Khán giả Mỹ phát cuồng vì Beckham.

Ngày Beckham đến Mỹ, mọi tầng lớp khán giả từ các cô gái, những đứa trẻ hay người lớn đều dành sự quan tâm cho anh. Họ đọc mọi tin tức về tiền vệ người Anh, mua tấm vé vào sân xem Beckham chạy trên thảm cỏ Mỹ, dù chẳng biết gì về bóng đá. Beckham đã tạo ra sức ảnh hưởng lớn, kéo khán giả đến sân, đầu tiên là xem anh, sau đó sẽ là xem bóng đá.

Beckham mở đường cũng khiến nhiều tên tuổi khác sẵn sàng sang Mỹ thi đấu. Và giờ giải MLS có sự hiện diện của các huyền thoại: Steven Gerrard, Andrea Pirlo, Frank Lampard, David Villa, Didier Drogba... Tiền bản quyền truyền hình tăng mạnh. Beckham như ngòi nổ kích hoạt quả bom tài chính đổ vào Mỹ.

Tròn 10 năm Beckham đến Mỹ và sứ mạng nâng tầm giải MLS - Ảnh 5.

Beckham và 3 cậu con trai trong ngày vô địch MLS.

Bóng đá ở Mỹ vẫn nhận sự quan tâm không bằng bóng rổ, bóng chày, bóng bầu dục nhưng khoảng cách đang dần thu hẹp.

"Những thành công của bóng đá Mỹ không phải chỉ nhờ vào Beckham. Nhưng cậu ấy là mảnh ghép lớn nhất, quan trọng nhất", Jeff Carlisle phóng viên của ESPN nhận định.

Tầm ảnh hưởng của Beckham với bóng đã Mỹ chưa kết thúc vào năm 2012, khi anh giải nghệ. Cựu tiền vệ người Anh vẫn trên đường hoàn thành giấc mơ thành lập một CLB chơi bóng ở MLS.

Theo Trí Thức Trẻ


Beckham


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.