U23 Nepal - đối thủ của U23 Việt Nam còn lo ‘cơm áo, gạo tiền’

Bóng đá Nepal chưa bao giờ được đánh giá cao trong khu vực. Đối thủ của U23 Việt Nam tại ASIAD 2018 chỉ xem đây là sân chơi...

Bóng đá Nepal chưa bao giờ được đánh giá cao trong khu vực. Đối thủ của U23 Việt Nam tại ASIAD 2018 chỉ xem đây là sân chơi để hướng đến giải vô địch Nam Á (SAFF).

Nepal nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hơn là môn thể thao làm cả thế giới cuồng điên. Cũng chính vì vậy mà khi rơi vào bảng D ASIAD 2018 với Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam, Nepal không được đánh giá cao.

Đội U23 Nepal tham dự ASIAD 2018 tại Indonesia được dẫn dắt bởi huấn luyện viên người Nhật Bản. Ông Koji Gyotoku (1965) đang cố gắng thay đổi bóng đá Nepal từ những cái nhỏ nhất trong 2 năm làm việc tại đây.


Bóng đá Nepal thay đổi tích cực sau khi có tân chủ tịch ANFA. Ảnh: Goal Nepal.Mức lương 3,1 triệu mỗi tháng


Liên đoàn bóng đá Nepal (ANFA) có trang thông tin riêng nhưng hoạt động không hiệu quả như Goal Nepal, kênh bám sát hoạt động của các đội tuyển và thông tin chi tiết tình hình thực tế của ANFA.

Sau khi tân Chủ tịch ANFA, ông Karma Tsering Sherpa trúng cử hồi tháng 5, có nhiều chuyển biến tích cực với bóng đá Nepal. Chuyện ‘cơm áo, gạo tiền’ là vấn đề hàng đầu được giải quyết. 14 USD mỗi ngày là chế độ thấp so với các nước Nam Á trong khu vực.

Goal Nepal nhận định: “Mức chế độ này là quá thấp. Cầu thủ Bhutan có chế độ 100 USD mỗi ngày, còn Pakistan vừa tăng từ 20 USD lên 100 USD nhằm cải thiện đời sống và tài chính cho tuyển thủ nước nhà. Mức lương khoảng 3,1 triệu mỗi tháng cũng bị cho là thấp.


Hạn chế về vật chất khiến cầu thủ Nepal phải tận dụng những gì có thể. Trong ảnh là 3 thủ môn đang ngâm đá hồi phục cùng chuyên gia thể lực. Ảnh: Goal Nepal.


Năm 2014, chế độ ăn uống riêng của đội tuyển quốc gia Việt Nam dưới thời ông Toshiya Miura dự AFF Cup là 1,5 triệu mỗi ngày. Còn lứa U19 Việt Nam thời bầu Đức ‘nổi như cồn’ khi ấy đã có chế độ ăn uống lên đến 3 triệu mỗi ngày.

ANFA hiểu rằng không thể để cầu thủ thi đấu với nỗi lo tài chính trong kỳ ASIAD và SAFF sắp tới. Dự tính chế độ của toàn đội được nâng lên mức 100 USD mỗi ngày, lương cũng được tăng và sẽ có phân loại cầu thủ theo mức độ đóng góp (loại A, B, C, D).

Đây được coi là liệu pháp tinh thần hữu hiệu để các cầu thủ Nepal có động lực thi đấu và cống hiến cho tổ quốc. Bóng đá Nepal đang sang một chương mới với tên gọi “Change ANFA” do tân chủ tịch Karma Sherpa thực hiện.

ASIAD 2018 không phải tham vọng của bóng đá Nepal
 


HLV Koji Gyotoku có dịp gặp lại đội bóng quê hương tại ASIAD 2018. Ảnh: Goal Nepal.


HLV Koji Gyotoku gọi khá nhiều cầu thủ trẻ trong đợt tập trung chuẩn bị cho ASIAD và SAFF 2018. Ông thầy người Nhật Bản cũng khẳng định: “ASIAD là bước chuẩn bị quan trọng để hướng đến giải vô địch Nam Á diễn ra ở Bangladesh”.

Có những bước chuyển biến tích cực cho bóng đá Nepal, nhưng chắc chắn thành quả không phải là thứ có thể tạo ra trong ngày một ngày hai ở Đại hội thể thao châu Á 2018. Việc tập huấn ở Thái Lan 10 ngày là bước đệm.

Kế hoạch này ban đầu chưa được xem xét nhưng với áp lực từ dư luận và cũng là yêu cầu của ban huấn luyện, nên ANFA đã đồng ý. U23 Nepal sẽ có ít nhất 2 trận giao hữu trước khi qua Indonesia gặp thầy trò ông Park Hang-seo.

Mới đây, ANFA mời quân nhân phụ trách thể lực từ Mỹ về làm công tác y tế. Dù còn hạn chế về cơ sở vật chất, đối thủ của U23 Việt Nam sẵn sàng thay đổi và thích nghi với điều kiện hiện có. Mối quan tâm lớn nhất của họ vẫn là SAFF.


U23 Việt Nam sẽ có 3 trận giao hữu trước thềm ASIAD 2018. Ảnh: Minh Phúc.


Nepal duy nhất giành hạng 3 ở SAFF năm 1993, đó cũng là nguyên nhân bóng đá Nepal phải thay đổi để cạnh tranh với các nước láng giếng trước khi nói chuyện so kè với những đội bóng có thứ hạng cao hơn ở cấp châu lục.

Thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ gặp U23 Nepal ở lượt trận thứ 2 bảng D vào ngày 17/8. Với tư cách là á quân U23 châu Á, chắc chắn U23 Việt Nam được đánh giá cao hơn, nhưng sự chủ quan sẽ khiến mọi thứ trở nên  khó đoán.


Theo Zing


U23 Nepal

U23 Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.