VPF sợ “đối đầu” với bầu Hiển?

VPF đã đẩy quả bóng trách nhiệm về việc xử lý 1 ông chủ 2 đội bóng cho VFF thay vì họ sẽ phải đưa ra phán quyết, trong vai trò của tổ chức nắm quyền điều hành và quản lý V-League.

VPF đã đẩy quả bóng trách nhiệm về việc xử lý 1 ông chủ 2 đội bóng cho VFF thay vì họ sẽ phải đưa ra phán quyết, trong vai trò của tổ chức nắm quyền điều hành và quản lý V-League.

Trước khi CLB Hà Nội đủ điểm lên hạng, đã có nhiều thông tin cho rằng, đội bóng này sẽ không được quyền lên hạng do ông chủ là bầu Hiển đã có CLB HN T&T ở V-League. Thậm chí có ý kiến còn khẳng định, suất lên hạng của CLB Hà Nội sẽ được trao cho đội đứng thứ 3 nếu như bầu Hiển không bán suất lên hạng cho đơn vị khác.

 Bầu Kiên (trái) không muốn "đối đầu" với bầu Hiển

Mặc dù vậy, sáng ngày hôm qua, Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn cho biết, CLB Hà Nội đã giành quyền lên hạng theo như Điều lệ hạng Nhất 2012. Nhưng CLB Hà Nội có đủ tư cách tham dự V-League 2013 hay không lại là vấn đề khác và điều đó chưa thể có quyết định chính thức vào lúc này.

Đến đây, người ta có cảm giác rằng dường như VPF muốn tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với bầu Hiển, người được cho là có ảnh hưởng và chi phối tới 5 CLB, đội bóng gồm: HN T&T, SHB Đà Nẵng ở V-League 2012, Trẻ SHB Đà Nẵng, CLB Hà Nội và QNK Quảng Nam ở hạng Nhất 2012 cũng như có tiếng nói quan trọng v ới VFF, nhất là sau khi HLV Phan Thanh Hùng của HN T&T nắm quyền HLV trưởng đội tuyển quốc gia.

Và theo ông Viễn, để giải quyết vấn đề này, cụ thể là việc CLB Hà Nội có đủ tư cách tham dự V-League 2013 hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của VFF. Vấn đề ở chỗ, trong Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2012 sau khi được sửa đổi và bổ sung  đã quy định rất rõ vấn đề này, cụ thể Điều 14 có nội dung: LĐBĐVN không công nhận: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu hai câu lạc bộ, đội bóng trở lên tham gia trong cùng một giải đấu; b) Tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều câu lạc bộ tham gia quản lý, điều hành nhiều câu lạc bộ, đội bóng thi đấu trong cùng một giải đấu...

Quy định đã rõ, vậy tại sao VPF tỏ ra nhún nhường trước bầu Hiển đến vậy? Thực tế, đến lúc này VPF vẫn chưa giải quyết được bài toán HN T&T và SHB Đà Nẵng vốn tồn tại nhiều năm qua. Nay có thêm CLB Hà Nội khiến cho vụ việc khó giải quyết hơn, trong khi không loại trừ khả năng VPF không muốn đối đầu trực diện với bầu Hiển. Phải chăng vì thế, VPF đá quả bóng trách nhiệm sang VFF, tổ chức được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng 1 ông chủ 2 đội bóng.

Đó là nước cờ cao của VPF hay chỉ là chiêu "câu giờ" để tìm ra kế sách mới?

Điều 14. Sở hữu và chuyển đổi chủ sở hữu của câu lạc bộ, đội bóng

1. Sở hữu câu lạc bộ, đội bóng
LĐBĐVN không công nhận:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu hai câu lạc bộ, đội bóng trở lên tham gia trong cùng một giải đấu.

b) Tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều câu lạc bộ tham gia quản lý, điều hành nhiều câu lạc bộ, đội bóng thi đấu trong cùng một giải đấu. Các trường hợp có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp được xác định theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp, gồm:

- Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con.
- Công ty con đối với công ty mẹ.
-  Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp.
-  Người quản lý doanh nghiệp.
- Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
- Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các đoạn trên của khoản này.
- Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các đoạn trên của khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó.
-  Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Theo Thể thao&Văn hóa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.