9 giải pháp cho thị trường bất động sản

Năm 2010, nhiều khả năngnền kinh tế vượt qua giai đoạn điều chỉnh và tăng trưởng trở lại. Cùngvới nền kinh tế, thị trường BĐS được dự báo là có thể phục hồi.

Năm 2010, nhiều khả năngnền kinh tế vượt qua giai đoạn điều chỉnh và tăng trưởng trở lại. Cùngvới nền kinh tế, thị trường BĐS được dự báo là có thể phục hồi.

Thị trường BĐS Việt Namnăm 2008 là năm điều chỉnh nội bộ nền kinh tế sau năm tăng trưởng lớn2007. Thị trường BĐS Việt Nam năm 2009 là năm điều chỉnh do tác động củakhủng hoảng tài chính thế giới.

Năm 2010, nhiều khả năng nềnkinh tế vượt qua giai đoạn điều chỉnh và tăng trưởng trở lại. Cung với nềnkinh tế, thị trường BĐS được dự báo la có thể phục hồi.

Để thị trường có thể phục hồivững chắc cần phải tiến hành đồng bộ nhiều chính sách, trong đó có thể kểđến một số giải pháp chính sách quan trọng:

Một là, nghiên cứu ban hànhLuật Đăng ký BĐS. Cho dù thời điểm co thể nhanh, chậm tùy điều kiện và tìnhhình. Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam đã chỉ ra rằng, BĐScần phải được đăng ký. Chỉ khi được đăng ký, BĐS mới có được những giá trịphải sinh.

Một trong những gia trị phảisinh là việc tạo ra nguồn vốn. Vì vậy, cần nghiên cứu, ban hành luật này.Đồng thời cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về BĐS đảm bảo đồng bộ, thốngnhất. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để dễ dàng chuyển BĐS thànhvốn đầu tư; tạo hệ thống đăng ký BĐS thống nhất; công khai hóa hoạt độngkinh doanh BĐS.

Hai là, nghiên cứu, ban hànhLuật về thị trường thế chấp thứ cấp. Đây là một văn bản pháp luật quan trọngvà cần thiết để từ đó làm cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng có thể tạonguồn vốn trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn do thế chấp BĐS tạo ra.

Để TTBĐS phát triển bền vữngvà hệ thống ngân hàng có thể tai trợ một cách lành mạnh cho thị trường naycần phải có một hệ thống thế chấp thứ cấp mạnh và được quản lý tốt.

Ba là, nghiên cứu, ban hànhLuật về quỹ tiết kiệm BĐS. Về căn bản, mọi đối tượng tham gia vào TTBĐS đềuthiếu vốn. Vi vậy, quỹ tiết kiệm BĐS là cầu nối trung gian giữa ngân hàng,công ty kinh doanh BĐS và nhóm người cụ thể đó.

Điều rất quan trọng để môhình này thành công là một hệ thống ngân hang lành mạnh, một hệ thống côngty kinh doanh BĐS lành mạnh và một nhóm chủ thể kinh tế có tiết kiệm trongnền kinh tế.

9 giải pháp cho thị trường bất động sản

Một khu dân cư mới đang được xây dựng ở Hà Nội

Bốn là, nghiên cứu, ban hànhLuật về các loại hình quỹ đầu tư BĐS. Đặc biệt cần nghiên cứu, ban hành Luậtvề quỹ đầu tư tín thác BĐS. Đây là một loại hình quỹ thành công ở rất nhiềuquốc gia, đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây.

Hiện tại, Việt Nam cần cóthời gian để hình thành và phát triển những quỹ đầu tư tín thác BĐS này. Tuynhiên, đã có những quỹ tín thác đầu tiên đang được hình thành. Vi vậy, nhữngnăm tới, cùng với việc trưởng thành của nền kinh tế, việc ra đời một văn bảnpháp luật là cần thiết để các quỹ đầu tư tín thác BĐS hoạt động.

Năm là, nghiên cứu, ban hànhvăn bản pháp luật về trái phiếu BĐS. Việc phát hành trái phiếu BĐS đã manhnha hình thành tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý nên việc mởrộng diện và đối tượng chưa thể triển khai được.

Vì vậy, việc nghiên cứu, banhành một văn bản pháp quy về vấn đề này sớm hay muộn cũng là cần thiết để mởra một luồng tài chính cho thị trường. Hướng triển khai là Ngân hàng Nhànước phối hợp với Bộ Tài chính ra Thông tư liên bộ cho thi điểm, nhân lêndiện rộng và ban hanh chính sách.

Sáu là, nghiên cứu ban hànhLuật Quy hoạch. Hiện có rất nhiều quy hoạch: quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quyhoạch ngành.

Luật Quy hoạch phát triển đôthị đã được ban hanh; Luật Quy hoạch sử dụng đất đang được Bộ Tài nguyên vàMôi trường đề xuất nghiên cứu trong Bộ Luật Đất đai; Nghị định quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được ban hành.

Vì vậy, cần thống nhất cácquy hoạch vào một mối. Mà điều thống nhất trước hết có thể thực hiện được làthống nhất về mặt luật pháp.

Bảy là, nghiên cứu ban hànhLuật về thông tin BĐS để xây dựng các chỉ số liên quan đến thị trường. Triểnkhai tinh thử chỉ số giá nhà. Bước đầu la tính thử, chỉnh sửa theo điều kiệnViệt Nam, sau đó mở rộng, tinh cho cả nước, các vùng, các tỉnh, thậm chí làcác huyện quận, hoặc một phường xã.

Căn cứ vào kinh nghiệm trênthị trường hàng hóa dịch vụ, vào đặc điểm của hàng hóa BĐS, của thị trườngBĐS cũng như đặc điểm thông tin và giao dịch BĐS thời gian tới, cần xây dựngviệc tính toán chỉ tiêu đánh giá thị trường BĐS. Trong bối cảnh thị trườnghiện nay, việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS mức độ hẹp là hiện thực hơn.

Tám là, hình thành cơ quan đủtầm quản lý thị trường BĐS. Lĩnh vực này không đơn thuần là một ngành kinhtế kỹ thuật nên cần một số cơ quan nhà nước đồng thời theo dõi và quản lý.Tuy vậy, cần có một cơ quan đầu mối quản lý cấp nhà nước. Hiện Bộ Xây dựnglà cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, cơ quan quản lýthực tế chỉ mới đặt tại một đơn vị cấp cục. Điều này gây nên những bất cậpvề phạm vi và tầm quản lý. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có Ủy ban Chứng khoánNhà nước để quản lý thị trường chứng khoán; có Tổng cục Quản lý Đất đai. Vivậy, rất cần một cơ quan đủ tầm để quản lý thị trường BĐS.

Chín là, tăng cường đào tạonguồn nhân lực cho thị trường BĐS. Thị trường BĐS có những yêu cầu rất đadạng về nguồn nhân lực (những nhà đầu tư, những người môi giới, những nhà tưvấn, những nhà hoạch định chính sách...).

Vi vậy, rất cần có nhiều hơnnữa các khoa trong các trường đại học, mà trước hết có thể đặt tại cáctrường kinh tế có chức năng và chuyên môn đạo tạo cử nhân, sau đại học vềchuyên ngành BĐS.

Theo Trần Kim Chung
Trưởng Ban Chinh sách đầu tư Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW
9 giải pháp cho thị trường bất động sản



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.