90% hướng dương trên thị trường là của Trung Quốc?

''Từ trước đến nay làm gì có cơ sở nào nhập đường đường chính chính về đâu, chỉ cần bôi trơn đúng nơi, đúng chỗ thì nhập bao nhiêu về chẳng được''.

''Từ trước đến nay làm gì có cơ sở nào nhập đường đường chính chính về đâu, chỉ cần bôi trơn đúng nơi, đúng chỗ thì nhập bao nhiêu về chẳng được''.

Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Đinh Dậu cũng là thời điểm mà thị trường mua bán các mặt hàng thực phẩm phục vụ cho dịp Tết bỗng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để hàng lậu của Trung Quốc tràn vào Việt Nam buộc người dân phải hết sức tỉnh táo khi đi mua sắm.

Tiết lộ sốc

Hướng dương là loại hạt được nhiều người Việt Nam ưa thích, lựa chọn để sử dụng trong dịp Tết. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, phần lớn hạt hướng dương mà chúng ta ăn hàng ngày lại có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thông tin trên do anh H.T.A - Chủ một cơ sở chuyên phân phối các loại hạt tại TP. Lào Cai (Lào Cai) tiết lộ với phóng viên.

''90% hạt hướng dương đang được tiêu thụ trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc, đây là điều chắc chắn. Chỉ cần mọi người nghĩ xa hơn một chút đó là diện tích trồng hướng dương ở Việt Nam rất nhỏ, phân bố chủ yếu ở Nghệ An, diện tích này không thể đáp ứng được nhu cầu của cả nước.

90% hướng dương trên thị trường là của Trung Quốc?

Một lô hạt hướng dương Trung Quốc bị lực lượng chức năng bắt giữ

Trong khi đó, các loại hạt hướng dương nhập khẩu (Nga, EU...) lại có giá thành cao, người dân bình thường hầu như không sử dụng. Do vậy có thể suy ra rằng, hạt hướng dương đang được bán tràn lan trên thị trường là của Trung Quốc'', anh A. khẳng định.

Theo anh A, gia đình anh thường xuyên nhập hướng dương từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch rồi chuyển về Lào Cai bán quanh năm, mỗi lần nhập không dưới 10 tấn.

''Gia đình tôi thuộc diện kinh doanh hộ gia đình nên chủ yếu tham gia thị trường bán lẻ trong TP Lào Cai. Nhiều cơ sở kinh doanh lớn còn nhập cả trăm tấn về chế biến rồi đóng gói, có nhãn mác đàng hoàng rồi cung cấp cho các nhà hàng, quán cà phê...Nếu làm được như vậy thì giá thành có thể đẩy cao hơn, lãi nhiều hơn'', anh A. tiết lộ.

Vẫn an toàn?

Cùng trao đổi với phóng viên về vấn đề này, anh N.V.L - Nhân viên quản lý của một cơ sở chuyên chế biến hạt hướng dương cho hay, do đi qua đường tiểu ngạch nên hầu hết các loại hướng dương nhập từ Trung Quốc về đều không có giấy tờ đảm bảo, chứng minh nguồn gốc.

''Từ trước đến nay làm gì có cơ sở nào nhập đường đường chính chính về đâu, chỉ cần bôi trơn đúng nơi, đúng chỗ thì nhập bao nhiêu về chẳng được. Nói là hàng Trung Quốc nhưng đối với hạt hướng dương thì không có vấn đề gì, gia đình tôi trước nay vẫn sử dụng bình thường.

Nếu xét về độ nguy hại thì phải kể đến loại hạt hướng dương bị tẩy trắng và loại hạt dưa bị nhuộm đỏ, còn đối với hạt hướng dương nguyên bản thì vẫn an toàn. Có thể người dân không chấp nhận điều này nhưng sự thật là trước giờ chúng ta vẫn ăn hạt hướng dương Trung Quốc đấy thôi'', anh L. nói.

Theo anh L, mỗi cân hướng dương nhập theo đường tiểu ngạch có giá rẻ bằng một nửa so với giá thị trường, trừ các chi phí phát sinh đi họ vẫn lời từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

''Các loại hướng dương xuất phát từ vùng ôn đới đều có vỏ mỏng, hạt đen, ngắn dễ phân biệt hơn, trong khi Việt Nam và Trung Quốc có khí hậu khá tương đồng nên rất khó để phân biệt hướng dương của Trung Quốc với hướng dương Việt Nam.'' anh L. chia sẻ.

Đáng chú ý, anh L. khẳng định rằng, không chỉ riêng hướng dương mà các loại hạt khô như hạt dẻ cười, hạt dẻ ''Cao Bằng'', hạt hạnh nhân (trên thực tế là hạt đào đã qua chế biến) và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác như bánh kẹo, trái cây, đặc sản cũng đang tràn qua Việt Nam để kịp phục vụ Tết Nguyên đán.

Vào lúc 11h ngày 3/1, trong lúc đang tuần tra Công an phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phát hiện xe tải mang BKS 37C – 018.50, do Lê Văn Trí (SN 1975, trú tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An) điều khiển có nhiều biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra hành chính.

Qua khám xét, công an phát hiện trên xe chở 10 bao tải hạt hướng dương (1 bao 30 kg) bên ngoài bao bì có in chữ Trung Quốc cùng nhiều loại hàng hóa khác, tất cả đều không có giấy tờ hợp lệ.

Qua đấu tranh, đối tượng Trí khai nhận, số hàng trên có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được vận chuyển từ Nghệ An vào Kỳ Anh để tuồn vào các cửa hàng tạp hóa tiêu thụ.



Theo Đất Việt Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.