Biệt thự tiền tỷ 10 năm tan hoang nơi núi rừng

Các dự án biệt thự nghỉ dưỡng núi rừng phía Bắc sau thời gian triển khai đang bộc lộ nhiều yếu tố bất cập

Các dự án biệt thự nghỉ dưỡng núi rừng phía Bắc sau thời gian triển khai đang bộc lộ nhiều yếu tố bất cập. Hàng trăm dự án gần 10 năm chưa thể triển khai được, trong khi đó người mua nhà hoang mang trước về sổ đỏ.

Ồ ạt thiếu quy hoạch

Cách đây khoảng 10 năm, khu vực Ba Vì, Hòa Bình hay Vĩnh Phúc trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Hàng loạt dự án khu sinh thái, nhà vườn và nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư công bố xây dựng, kéo theo đó giá đất ở các khu vực này tăng lên nhanh chóng, đỉnh điểm là cơn sốt đất Ba Vì. 

Được quảng cáo “nghỉ dưỡng ven đô” hay “ngôi nhà thứ hai”, những viễn cảnh được chủ đầu tư vẽ ra đã nhanh chóng thu hút người mua nhà. Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng nóng, loại hình biệt thự nghỉ dưỡng núi đồi đã không được đúng như những gì kỳ vọng. Khảo sát cho thấy, nhiều khu nghỉ dưỡng tại Ba Vì một thời hoành tráng nay bỏ hoang nhiều căn biệt thự giữa rừng.

Biệt thự bỏ hoang, bất động sản nghỉ dưỡng núi rừng, biệt thự núi rừng, biệt thự cho thuê, biệt thự sinh thái
Hàng loạt biệt thự bỏ hoang do thiếu hạ tầng

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội thừa nhận, khu vực Ba Vì, Hoà Bình có hàng trăm dự án đang phải dừng lại do các vấn đề về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí chuyển đổi từ đất rừng sang đất ở. 

Theo ông Điệp, một vài dự án luật cho phép tách ra làm sổ đỏ, nhưng nhiều dự án không thực hiện được. Nên nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng không bán được. 

Riêng Hòa Bình còn 73 dự án chính tắc không thể triển khai được vì việc áp mức thu giá đất chuyển đổi làm dự án còn quá cao. Nhiều DN bỏ vào đây hàng trăm tỷ đồng nhưng không thể triển khai được.

“Trong khi du lịch biển phát triển mạnh thì du lịch sinh thái tại khu vực núi, đồi nhu cầu chưa lớn. Cộng với đó, công tác quản lý giá cả về du lịch còn hạn chế khiến thị trường này chưa phát huy được hết tiềm năng”, ông Điệp cho hay.

Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ chính sách và Pháp chế - Tổng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) chia sẻ: “Cách đây một tuần tôi có đi Tam Đảo và thấy đúng là quy hoạch hiện còn rất nhiều vấn đề. Hay như Phú Quốc, hiện còn rất nhiều tiềm năng, nhưng lại bị chia cắt rất nhiều. Chính vì thế, theo tôi điều quan trọng nhất là quy hoạch”.

Vướng nhiều thứ

Du lịch núi chưa phát triển mạnh vì cơ sở hạ tầng và cơ chế hiện nay rất khó để loại hình du lịch này bứt phá, do vậy bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực này cũng khó để thu hút nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Thế Điệp chia sẻ, vấn đề đang mắc là giá bán hiện nay còn thấp nhưng chi phí đầu tư lại cao. Bất động sản du lịch sinh thái hiện nay có 2 trường hợp là nhà đầu tư chính tắc và người dân tự phát. Với trường hợp tự phát, mức giá bán hiện rất thấp vì họ không phải đầu tư nhiều. Điều này khiến các dự án chính tắc gặp nhiều khó khăn.

Biệt thự bỏ hoang, bất động sản nghỉ dưỡng núi rừng, biệt thự núi rừng, biệt thự cho thuê, biệt thự sinh thái
Dự án được chủ đầu tư tự phân lô bán nền

Theo bà Hoàng Thị Vân Anh, các khách hàng của khu BĐS nghỉ dưỡng đang có sự nhầm lẫn. Họ cho rằng các dự án này như là các dự án nhà ở để bán. Đối với các dự án BĐS nghỉ dưỡng, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được chuyển nhượng từng phần hoặc toàn bộ dự án cho chủ đầu tư thứ cấp để tiếp tục kinh doanh theo đúng dự án và quy hoạch được duyệt. Các dự án không được bán các biện thự nghỉ dưỡng như trong các dự án nhà ở. Không được phân lô, bán nền cho khách hàng như trong các dự án nhà ở.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Hưng Quang - VP Luật sư Nguyễn Hưng Quang và cộng sự cho rằng, mọi người hay nhầm việc mua bất động sản nghỉ dưỡng như là mua nhà ở và cứ lấy các quy định về nhà ở áp vào và đấu tranh cho quyền lợi của sở hữu nhà nghỉ dưỡng như nhà ở. Do đó điều này đã tác động tới thị trường nhà nghỉ dưỡng. 

Ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng Quản lý thị trường BĐS - Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) lý giải, nếu trong dự án đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phần đất làm nhà ở để bán thì người dân có thể mua để làm nhà ở. Còn nếu dự án được phê duyệt để làm nhà cho thuê nghỉ dưỡng thì chỉ được cho thuê.

Ông Điệp kiến nghị, đự án BĐS nghỉ dưỡng thường được đầu tư trong thời gian dài từ 5- 10 năm. Do dự án triển khai trong thời gian dài nên đã bị mắc do chính sách thay đổi quá nhanh. Flamingo Đại Lải làm gần 10 năm nay cũng đang gặp vướng mắc.

Cơ quan quản lý nên tiêu chuẩn hóa từng khu vực cụ thể để gắn với chi phí, giá cả để nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng có thể chấp nhận được. Tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất với những khu vực đất còn hoang sơ cần khuyến khích đầu tư nên thu ở mức thấp nhất theo giá thị trường.

Về phía người mua nhà, Luật sư Nguyễn Hưng Quang  đưa ra lời khuyên, người mua cần tìm hiểu kỹ. “Chúng tôi tư vấn cho người mua bất động sản nghỉ dưỡng là tốt nhất hãy phô tô hết những tờ quảng cáo ra và yêu cầu chủ đầu tư ký vào đó coi như phụ lục hợp đồng, nếu ra tòa thì đó là một căn cứ”, ông Hưng nói.

Theo VietNamNet


biệt thự

đại gia

lâu đài


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.