Bùng nổ website giả khiến vé tàu cuối năm tăng đến 30%

Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội đã phát hiện một số trang web giả mạo ngành đường sắt, thông báo bán vé tàu cuối năm để lừa gạt người dân

Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội đã phát hiện một số trang web giả mạo ngành đường sắt, thông báo bán vé tàu cuối năm để lừa gạt người dân mua vé với giá cao.

Theo Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội, tại đầu Hà Nội, công ty đã kiểm tra và phát hiện nhiều trang web giả mạo với các tên miền giống của ngành đường sắt, như vetau24h.com, duongsatvietnam.com, duongsathanoi.com, dailyvetauhoa.com...

Một số hành khách, đặc biệt là khách nước ngoài đã hiểu nhầm và mua phải vé giá cao hơn niêm yết, có cả vé không hợp lệ không được lên tàu.

Tìm hiểu thực tế các website này được thiết kế rất công phu và rất dễ đánh lừa người dân khi tìm mua vé tàu dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán, từ thông tin chuyến tàu cho tới các tuyến chạy, các thông số... Tuy nhiên, giá vé tại các website giả mạo này lại cao hơn giá vé thực tế được niêm yết từ 20-30%.

Lần theo số điện thoại bán vé trực tuyến trên một website giả mạo, phóng viên liên lạc với một đại lý cung cấp vé tàu tuyến Hà Nội – Lào Cai.

Bung no website gia khien ve tau cuoi nam tang den 30%
Website giả bùng nổ khiến vé tàu tăng giá. Ảnh minh họa

Sau khi trao đổi một số thông tin, đại lý báo giá tuyến Hà Nội – Lào Cai khởi hành trong khoảng giữa tháng 1/2017 cho vé gường nằm mềm là 500.000 đồng/chiều, trong khi giá niêm yết tại website chính thức của VNR lại chỉ là 400.000 đồng/chiều tại cùng một vị trí tương tự.

Nếu khách có nhu cầu đặt vé thì cung cấp một số thông tin và có thể chuyển khoản trước, sau đó đại lý sẽ chuyển vé tận nhà, hoặc tới ngày tàu chạy cóthể ra ga và lên tàu theo hướng dẫn.

Khi được hỏi tại sao cùng một vị trí ngồi mà giá vé lại chênh lệch so với khi mua ở ga, đại lý giải thích vé tàu mà đại lý cung cấp là vé du lịch chứ không phải vé tàu mua ở ngoài ga của ngành đường sắt.

Như vậy, nếu người dân mua vé tàu tại các website không chính thức này, rất có thể sẽ mua phải vé không hợp lệ, khi ra ga sẽ không thể lên tàu. Ngoài ra, người dân mua vé lên tàu hoả giả từ các “cò mồi” bên ngoài cũng sẽ không có thông tin trên hệ thống của ngành đường sắt, và không thể lên tàu.

Tính đến ngày 20/12, ngành đường sắt vẫn còn khoảng 263.216 chỗ tàu Tết. Trong đó, còn khoảng 116.000 vé chiều từ TP.HCM đi tất cả các ga giai đoạn trước Tết (từ ngày 17 đến 26/1/2017) và hơn 147.000 vé chiều từ Hà Nội đi các ga giai đoạn sau Tết (từ ngày 31/1 đến 12/2/2017).

Trong số khoảng 116.000 vé tàu còn của giai đoạn trước Tết, bao gồm cả ghế chính và ghế phụ, chủ yếu là lượng vé tàu vào các ngày 17, 18, 19/1/2017. Trong số này, đầu Hà Nội chiếm khoảng 50.000 vé.

Đối với chiều từ ga Hà Nội đi về các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ trong khoảng thời gian từ 17 đến 25/1/2017 gần như luôn trong tình trạng hết vé. Lượng vé còn lại tập trung từ Hà Nội đi các tuyến phía Tây, như Lào Cai còn khoảng 1.500 vé; từ ga Hà Nội đi các tỉnh Đông Nam bộ còn khoảng 10.000 vé (bao gồm cả giường nằm và ghế ngồi).

Nếu người dân có thể đi sớm trước ngày 19/1/2017 (22 tháng Chạp năm Bính Thân) thì hiện vẫn còn vé. Trường hợp người dân có nhu cầu đi sau ngày 22 tháng Chạp có thể lên website chính thức của ngành để cập nhật đặt chỗ.

Trong trường hợp có hành khách đặt chỗ rồi nhưng không có nhu cầu đi nữa nên trả lại, ngành đường sắt sẽ đưa số chỗ này lên mạng để người dân đặt chỗ.

Theo Zing


vé tàu Tết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.