Cận cảnh chợ nổi Miền Tây

Độc đáo nhất ở vùng sông nước miền Tây có chợ nổi trôi lền bềnh trên sông để, tụ họp để buôn bán sầm quất chẳng thua gì trên bờ.

Độc đáo nhất ở vùng sông nước miền Tây có chợ nổi trôi lền bềnh trên sông để, tụ họp để buôn bán sầm quất chẳng thua gì trên bờ.

Đa phần các phương tiện tại chợ nổi là xuồng, ghe. Họ đến từ khắp nơi tụ về đây thành một khu chợ dài hàng cây số. Đặc biệt, trong những ngày tết, chợ nổi trên sông càng náo nhiệt hơn với xuồng ghe tấp nập tụ về để trao đồi hàng hóa.

Chợ nổi thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.

Toàn cảnh khu chợ nổi Cái Răng ở TP. Cần Thơ.

Như ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.

Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 giờ sáng. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Tiểu thương ở đây hầu hết đều sống luôn trên sông.

Sức hút của chợ nổi đối với thập khách chính là giữ gìn, phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc.

Các chợ nổi tiếng nhất ở Miền Tây như Cái Răng, và Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), Châu Đốc (An Giang), tỉnh Cà Mau có chợ nổi Cà Mau. Tỉnh Vĩnh Long có chợ nổi Trà Ôn. Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm. Ở Tiền Giang Chợ nổi Cái Bè.…

Những hình ảnh cuộc sống chợ nổi ở miền Tây:

Những chiếc xuồng, ghe chở đầy nông sản tụ lại họp thành chợ nổi trên sông.
Trời con sương mù trong đêm chợ nổi đã đông đúc người để mua bán hàng hóa
Anh Đặng Thành Tài, có hơn 13 năm trong giới thương hồ buôn bán trái cây ở chợ nổi Phong Điền, TP. Cần Thơ. Công việc của anh Tài là thu mua trái cây của nhà vườn đem ra rồi đem bán lại cho thương lái đi xa
Bà Ngô Thị Bé Sáu, dân thương hồ 20 năm nay bám nghề ở chợ nổi Cái Răng. Nhờ chợ nổi, bà nuôi được gia đình 6 người có cuộc sống ấm no, con cái đi học đến nơi đến trốn.
Những đứa trẻ theo cha mẹ buôn bán và sống trên chợ nổi. Buổi sáng, bé ăn bánh và cháo thịt.
Điểm tâm sáng trên xuồng ghe.
Nhà vườn mang trái cây chất đầy ắp các ghe xuồng để bán cho giới thương hồ ở chợ nổi..
Niềm vui của nông dân khi đem bán trái cây ở chợ nổi..
Bán hoa ở chợ nổi.
Cây bẹo treo lũng lẳng hàng hóa trên ghe xuồng, để người mua biết ghe đó bán loại nào.
Chợ nổi thường có phong cách bán là thẩy chụp.
Chợ nổi có phong tục là chen xuồng ghe với nhau mới có thể đi.

Những quán ăn di động trên sông, để phục vụ cho dân thương hồ sống trên chợ nổi.

Ghe bán cà phê phin tại chợ nổi trên sông.
Chợ nổi thu hút nhiều du khách quốc tế.

Theo Tri Thức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.