Chi phí giảm, giá hàng hóa vẫn tăng

Người tiêu dùng (NTD) đang chịu một nghịch lý: chỉ cần giá nguyên liệu hay chi phí đầu vào tăng là giá hàng hóa vèo vèo tăng theo, nhưng khi các chi phí đầu vào giảm thì các doanh nghiệp (DN) lại giữ giá đứng im. Thậm chí, nhiều mặt hàng vẫn tiếp tục tăng giá trong khi các chi phí đầu vào như nguyên liệu, xăng dầu, lãi suất… đều đã giảm.

Người tiêu dùng (NTD) đang chịu một nghịch lý: chỉ cần giá nguyên liệu hay chi phí đầu vào tăng là giá hàng hóa vèo vèo tăng theo, nhưng khi các chi phí đầu vào giảm thì các doanh nghiệp (DN) lại giữ giá đứng im. Thậm chí, nhiều mặt hàng vẫn tiếp tục tăng giá trong khi các chi phí đầu vào như nguyên liệu, xăng dầu, lãi suất… đều đã giảm.

Nhiều nhà bán lẻ tăng cường khuyến mãi để thu hút khách trong tình cảnh sức mua suy giảm

DN “ngại” giảm giá

Các siêu thị (ST) cho biết hiện nhận được thông báo tăng giá từ một số đơn vị, trong đó Unilever, P & G, Pepsico tăng giá 5 - 10% tập trung ở một số sản phẩm (SP) bán chạy. Ông Huỳnh Hữu Tuấn - Quản lý Trung tâm sỉ hệ thống siêu thị Citimart, cho biết: “Các DN không những không giảm giá mà còn tăng giá. Không đợi giá chi phí đầu vào tăng, hầu hết các nhà cung cấp thường điều chỉnh tăng giá định kỳ theo mỗi quý và không đưa ra lý do tăng giá”. Trước tình hình sức mua giảm mạnh nhưng nhiều DN vẫn quyết không giảm giá SP. Thay vào đó, phần lớn DN cùng với các ST thực hiện chương trình khuyến mãi để bán chạy hàng như tặng quà, rút thăm trúng thưởng… Ông Tuấn cho rằng, sở dĩ các DN không giảm giá vì sợ khi giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng sẽ khó tăng giá trở lại, NTD khó chấp nhận giá tăng.

Đại diện một số ST cho biết đã đàm phán với nhà cung cấp để có mức giá hợp lý cho NTD nhưng chỉ có thể yêu cầu họ khuyến mãi tặng quà, giảm giá ưu đãi, hỗ trợ bán hàng chứ khó buộc họ kéo giá thành SP xuống. Để DN giảm giá phải có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chỉ một số nhóm hàng chịu sự kiểm soát giá từ cơ quan quản lý, còn hầu hết hàng hóa đều theo cơ chế thị trường.

Theo bà Nguyễn Phương Thảo - GĐ Điều hành ST Maximark Cộng Hòa, ST không theo dõi giá nguyên liệu giảm để yêu cầu nhà cung cấp giảm giá SP mà ST quản lý theo ngành hàng, có tiêu chuẩn đánh giá từng nhà cung cấp. Khi nhóm hàng nào có mãi lực giảm, ST sẽ yêu cầu nhà cung cấp làm chương trình khuyến mãi để kích cầu. Khó yêu cầu DN giảm giá vì mình không phải là nhà sản xuất, khó phân tích cơ cấu giá thành SP, chỉ có thể kiểm tra giá thị trường, nếu họ tăng giá bất hợp lý, ST sẽ không lấy hàng.

Hiện, các DN tham gia bình ổn giá đều đã điều chỉnh giảm giá 5 - 15% tùy mặt hàng, tương ứng với chi phí đầu vào giảm. Theo ông Nguyễn Doãn Phú - PGĐ Kinh doanh Satra, các DN khác dù không tham gia bình ổn thị trường nhưng trong tình hình sức mua giảm mạnh như hiện nay, cộng với chi phí đầu vào giảm thì việc DN điều chỉnh giảm giá SP là cần thiết và hợp lý để kích thích NTD mua sắm. Các DN theo cơ chế thị trường, cơ quan Nhà nước khó buộc họ giảm giá, nhưng nếu DN không thích ứng linh hoạt với tình hình thị trường thì chính họ sẽ tự đào thải mình.

Khó giải bài toán giảm giá

Theo nhận định của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến sức mua sụt giảm có việc giá cả hàng hóa tăng quá cao trong thời gian trước đây. TS Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, vấn đề cần làm trong lúc này là phải hạ giá bán, may ra mới kéo người tiêu dùng trở lại. Bà Loan cho biết thêm, thời gian qua, các DN bán lẻ cũng ra sức khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. “Giá thì vẫn vậy, nhưng đa số hàng hóa đều được tặng kèm sản phẩm cùng loại (giá trị nhỏ hơn) hoặc một sản phẩm khác… nên thực chất giá cũng có giảm. Hiệp hội cũng đang kêu gọi các DN bán lẻ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm chia sẻ với người tiêu dùng và chia sẻ với DN sản xuất”, TS Loan nói.

TS Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, mặc dù giá nhiều sản phẩm trên thị trường được bán với giá cao, song giá tại vùng sản xuất khá thấp. Nguyên nhân do thị trường vẫn đang chịu sự chi phối bởi hệ thống thương lái với nhiều tầng nấc khác nhau. “Tầng nào cũng muốn lợi nhuận nhiều. Vì vậy, họ vừa tìm cách ép người nuôi trồng vừa duy trì giá bán ra, nên cả người nông dân lẫn người tiêu dùng đều không được hưởng lợi”, TS Võ Mai nhận định.

Tuy nhiên TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phân tích, thực tế thị trường hiện không có gì mâu thuẫn, bởi lãi suất ngân hàng ở mức ngất ngưởng trong thời gian dài. Những mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm thiết yếu có giảm giá ở mức 1 - 2%, mà cơ cấu giá của các mặt hàng này thấp nên người tiêu dùng gần như không cảm nhận được. Ngoài ra, nhiều chuyên gia nhận định, vấn đề cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ thu nhập của người dân hiện không theo kịp tốc độ tăng giá của hàng hóa. Vì thế, cần phải cân bằng túi tiền của người dân và giá cả hàng hóa, thì sức mua của thị trường mới được khơi thông.

TheoPhụ Nữ Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.