Chợ quê tràn ngập bánh Trung thu giá “bèo”

Những chiếc bánh Trung thu giá bèo từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/chiếc, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng nhìn rất bắt mắt... được bày bán la liệt tại các chợ vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, thu hút đông đảo người dân.

Những chiếc bánh Trung thu giá bèo từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/chiếc, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng nhìn rất bắt mắt... được bày bán la liệt tại các chợ vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, thu hút đông đảo người dân.

Khảo sát của PV, tại một số vùng nông thôn ngoại thành như Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì… các loại bánh Trung thu giá rẻ bày bán nhan nhản tại các chợ quê, các đại lý nhỏ lẻ và thu hút được đông đảo người tiêu dùng là bà con nông dân.

Đánh trúng vào tâm lý ham rẻ của người dân ngoại thành Hà Nội có thu nhập thấp, nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo… không rõ nhãn mác được các tiểu thương lấy về bán lẻ, bán buôn với giá bèo từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng/chiếc.

Theo ghi nhận, hầu hết các loại bánh giá “bèo” đều được bọc bằng lớp hộp nilong mỏng và có đặc điểm chung một loại bao bì và cùng được ghi thành phần giống nhau như: hạt sen, lạp xưởng, thịt mỡ, đậu xanh, bột mì, trần bì, vi cá, thịt gà, hạt điều... Tuy nhiên, không ai biết thực sự nhân bánh được làm từ nguyên liệu gì và thời hạn sử dụng là bao nhiêu ngày…
Bánh giá rẻ tràn ngập các chợ quê

Bà Vần, một người dân ở xã Kim Chung – Hoài Đức cho biết, do kinh tế khó khăn, giá cả cái gì cũng tăng cao, kiếm tiền khó, nên gia đình chỉ mua loại bánh giá rẻ này để vui Trung thu cho con cháu ngắm trăng. Bà Vần còn cho biết, khi mua bánh Trung thu của người quen, thường người mua không quan tâm lắm đến chất lượng bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng… mà quan tâm đến giá cả, hình thức chiếc bánh có bắt mắt không…

Tại khu vực bán bánh kẹo chợ quê xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, các chủ hàng bố trí riêng một góc trong sạp của mình để bày bán các loại bánh Trung thu giá rẻ này. Những chiếc bánh ở đây có giá từ 10.000 – 15.000 đồng/chiếc, với nhiều mẫu mã khác nhau. Đặc biệt, màu sắc của những chiếc bánh này rất lạ, bánh dẻo nổi màu lờ lờ đục, còn bánh nướng thì vàng ươm, sáng bóng…

Điều đặc biệt, tại các địa bàn huyện ngoại thành, xuất hiện nhiều xe tải nhỏ chở bánh Trung thu đi bán, đổ cho các đại lý với giá chỉ 10.000 đồng/chiếc, mua 4 cái tặng 2. Hầu hết các loại bánh không rõ nơi sản xuất, hạn sử dụng… Loại bánh nướng, 2 trứng có giá chỉ từ 12.000 - 25.000 đồng/bánh, loại 120gram, không trứng giá chỉ 8.000 đồng/bánh, bánh nhân thập cẩm loại 120gram giá 9.000 đồng/bánh, thậm chí có loại bánh giá chỉ có 6.000 đồng/chiếc... Thường thì những loại bánh này chỉ được bọc bằng bao nilon, không nhãn mác, không địa chỉ sản xuất, không túi hút ẩm, không hạn sử dụng.
 Bánh giá rẻ vẫn được nhiều người tiêu dùng chấp nhận

Khi đến địa bàn huyện Hoài Đức, PV nhận được lời mời chào của các chủ hàng ở đây. Họ quảng cáo đây là loại bánh gia truyền, được làm thủ công nên giá rẻ mà màu sắc lại thật hơn so với các loại bánh được sản xuất theo dây truyền công nghiệp…

Xem qua loại bánh chủ cửa hàng giới thiệu, PV nhận thấy ngoài kiểu dáng bắt mắt thì loại bánh này không có gì đảm bảo cả, hạn sử dụng không có, địa chỉ nhà sản xuất cũng không... mà những chiếc bánh được bọc bởi 1 lớp nilong mỏng dán băng dính, không nhãn mác, chỉ có 1 miếng giấy nhỏ bên trong ghi hạn sử dụng bằng bút bi…

Còn tại một số quầy bán bánh trong các khu chợ quê Hoài Đức, những chiếc bánh Trung thu được giao bán với giá rẻ hơn nữa. Bánh nướng, bánh dẻo đều có giá là 10.000 đồng. Bánh hình thú không nhân thì được bán với giá 6.000 đồng. Tuy nhiên, cô L., một chủ cửa hàng tiết lộ: "Loại bánh hình thú như voi, cá… bán chạy gấp 2 đến 3 lần loại bánh thông thường vì được trẻ con ưa thích".

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, không ít sự việc liên quan đến loại bánh Trung thu mất vệ sinh ATTP, từ khâu sản xuất đến nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thậm chí có nhân nhập nguyên liệu từ Trung Quốc của cả các cơ sở sản xuất tư nhân lẫn các thương hiệu lớn đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Tuy nhiên, tại nhiều vùng quê do hám của rẻ, nhiều người tiêu dùng vẫn đặt sức khỏe của mình ở hàng thứ yếu, thậm chí một số người sẵn sàng sản xuất và buôn bán những sản phẩm không đảm bảo. Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác với các loại bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu bất thường…

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.