Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế

Đầu tư vào hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động nhanh được một số nhà đầu tư nhắm đến.

Đầu tư vào hàng hóatrong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động nhanh được một số nhà đầutư nhắm đến.

Tiềm năng

Thị trường kỳ hạnLiffe (London, Anh) vừa chính thức cho phép doanh nghiệp và cá nhântại VN được mở kho và gửi mẫu sang Trung tâm kiểm tra chất lượng tạiLondon, giúp rút ngắn thời gian giao hàng -  nhận tiền khi các doanhnghiệp VN muốn bán sản phẩm cà phê ra thị trường thế giới. VN lànước sản xuất đầu tiên được Liffe đưa ra quyết định này. Không chỉriêng Liffe, Sở Giao dịch hàng hóa Singapore -  SICOM, sàn Tocom(Nhật) cũng đã có những hoạt động tiếp thị nhằm thu hút doanh nghiệpvà nhà đầu tư (NĐT) tham gia. Điều này cho thấy thị trường hàng hóacủa VN, nhất là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực được các sở giaodịch hàng hóa lớn trên thế giới chú ý.

Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế
Các NĐT cá nhân chỉ mới tìm hiểu cách đầu tư qua sàn hàng hóa - Ảnh: D.Đ.M

Giá giao dịch cà phêtrên sàn Liffe hầu như được xem là “giá chuẩn” trong hoạt động muabán của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên thế giới. Trong khiđó, VN là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phênhưng tình trạng không kiểm soát được giá bán vẫn luôn xảy ra. Vìvậy, theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp VN cũng phải tham giagiao dịch trên sàn hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng nông sảnsẽ hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá” hay diễn ra. Cụ thể,khi tham gia giao dịch qua sàn hàng hóa với hợp đồng tương lai, cácnhà sản xuất có thể chủ động trong việc mua bán sản phẩm của mìnhbằng cách chốt giá trước. Ví dụ, một nông dân trồng cà phê sẽ thuhoạch cà phê của mình trong 3 tháng nữa. Nhưng lo sợ giá cà phê sẽđi xuống tại thời điểm thu hoạch, người đó có thể sử dụng hợp đồngbán kỳ hạn cà phê 3 tháng trên các sở giao dịch hàng hóa. Không chỉnhững người trực tiếp bán sản phẩm, cơ hội kiếm lời cho các NĐTthuần túy cũng khá nhiều. Tại hội thảo mới đây, ông Lương Văn Tự,Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, cho biết: Chỉ cần giámua cà phê trong nước thấp hơn giá thế giới 5% là NĐT đã có cơ hộisinh lời lớn bởi thường khi vào vụ, giá thu mua cà phê trong nướcluôn thấp hơn giá thế giới từ 20-30%. Chuyên gia kinh tế Đinh ThếHiển cũng cho rằng đầu tư vào hàng hóa luôn được NĐT cá nhân trênthế giới lựa chọn bên cạnh những kênh đầu tư khác. Hơn nữa, trongtình trạng kinh tế vĩ mô còn khó khăn thì đầu tư vào các loại hànghóa cơ bản được xem là an toàn nhất.

Vẫn chứa rủiro

Được đánh giá là tiềmnăng nhưng số lượng tham gia của NĐT tổ chức và cá nhân còn kháhiếm. Một số NĐT tại TP.HCM cho biết do phương thức giao dịch là hợpđồng tương lai nên cần phải nghiên cứu kỹ để tránh bị “hớ” khi muabán. Nhất là việc dự báo giá cả hàng hóa phải cần có thêm nhiềuthông tin như được mùa, mất mùa, nước nào gia tăng dự trữ. Vì vậycũng giống như thị trường chứng khoán, các cá nhân, doanh nghiệptrong nước đều có tâm lý “thực tập” ở sàn trong nước trước khi rasàn ngoại. Hiện trong nước có Trung tâm giao dịch cà phê Buôn MaThuột, Sở Giao dịch hàng hóa VN (VNX) hay sàn giao dịch hàng hóa SàiGòn Thương tín (Sacom - STE). Tuy nhiên, tính thanh khoản chưa cao,đặc biệt việc liên kết với sàn giao dịch nước ngoài để tăng tínhthanh khoản vẫn hạn chế là điều khiến các NĐT lo ngại. Bởi họ sẽ khókhăn khi muốn chốt lời hay cắt lỗ.

Chuyên gia kinh tếĐinh Thế Hiển cũng cho rằng: rủi ro trên sàn hàng hóa là khá lớn vìsử dụng đòn bẩy tài chính khá cao. Tỷ lệ ký quỹ cho các giao dịchhàng hóa trên sàn VN hiện đang được quy định ở mức khoảng 10%/hợpđồng. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa biến động mạnh như hiện nay,nếu không cẩn trọng, NĐT dễ dàng bị cháy túi. Ngoài ra, sàn hàng hóaVN còn thiếu những NĐT lớn - là những nhà tạo lập thị trường để muabán đối ứng với sàn quốc tế nhằm gia tăng tính thanh khoản cho sàntrong nước. “Cơ hội luôn song hành  với rủi ro dù đầu tư vào lĩnhvực nào. Nếu NĐT không nắm vững phương thức giao dịch, không có kiếnthức và thông tin về sản phẩm thì rủi ro cũng sẽ gia tăng nhiềuhơn”, chuyên gia Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột giao dịch mặt hàng cà phê; VNX giao dịch mặt hàng cà phê, cao su và thép; Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín với mặt hàng đường, thép… được xem là chồng chéo nhau và có thể cạnh tranh gay gắt cũng là nguyên nhân khó thành công. Thực tế, ở các nước trong khu vực, mỗi sàn giao dịch hàng hóa thành công thường gắn với một mặt hàng thuộc thế mạnh quốc gia như sàn Đại Liên - Trung Quốc với đậu nành; sàn Bursa - Malaysia với dầu cọ; sàn Sicom với cao su.

Theo Mai Phương
TNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.