Cứ thấy đàn ông đi chợ thì đè ra mà 'chém'

Đối với mỗi loại khách hàng, chủ hàng lại tung là những chiêu để 'bóp chẹt' khác nhau. Tuy nhiên, theo họ, đối tượng dễ bóp chẹt nhất vẫn là cánh đàn ông.

Đối với mỗi loại khách hàng, chủ hàng lại tung là những chiêu để 'bóp chẹt' khác nhau. Tuy nhiên, theo họ, đối tượng dễ bóp chẹt nhất vẫn là cánh đàn ông.

Chị Hải (bán quần áo tại chợ Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: Đàn ông ít đi chợ, mua sắm, nên thỉnh thoảng vớ được ông nào lơ ngơ thì chém được bao nhiêu cứ chém.

Có những bộ quần áo, phụ nữ vào mua chỉ bán được với giá 200.000 – 250.000 nghìn là hết cỡ, nhưng đàn ông vào mua thì hét giá gấp đôi họ cũng mua.

“Tuy nhiên, để có thể chém đẹp được cánh đàn ông mua hàng thì quan trọng nhất là phải biết nịnh. Bởi không phải đàn ông nào cũng thoáng tính, nhưng 100% họ đều ưa nịnh, và tính sĩ diện rất cao. Vì thế, người bán hàng nào nắm được những điểm yếu đó thì có thể khai thác được rất tốt ví tiền của họ” – chị Hải bật mí.

Còn chị Hạnh chủ cửa hàng hoa quả gần một bệnh viện ở Hai Bà Trưng – Hà Nội thì lại có tuyệt chiêu bòn rút tiền của khách bằng các kiểu “ú òa biến hóa” khác nhau.



Chị cho biết, cách này đặc biệt có tác dụng khi khách hàng là nam giới bởi “Họ mua hàng nhưng ít khi chọn. Toàn nhờ mình chọn hộ. Thế nên khi chọn hộ, cứ vài quả ngon ta lại xen một quả héo hay dập vào là được. Chọn xong, cân vù đại khái là xong. Họ ngồi trên xe, có để ý đâu. Còn đối với những gã đàn ông kỹ tính, so đo chuyện giá cả, mình lại có chiêu khác tức là giá nào cũng bán hết. Nhưng mang cân thiếu ra cân, tức là 1 cân chỉ được 7-8 lạng là cùng” - chị Hạnh nói.

“Trông mặt mà bắt mà bóp” đó là “nguyên tắc” ngầm của chị Huyên chuyên bán thịt ở Từ Liêm, Hà Nội. Chị rất tài trong việc quan sát “ý tứ” khách hàng. Chị phân loại: “Sinh viên nam thường đi chợ nấu ăn hàng ngày nên biết giá. Đối tượng này phải bán đúng giá, thậm chí còn bán rẻ hơn chút xíu. Như thế vài lần họ sẽ thành khách ruột của mình. Lúc đấy thì tha hồ mà bóp mà ép".

"Còn với những anh chàng ra chợ mua hàng mà cứ giục cân nhanh để đi thì yên tâm là cắt bao nhiêu cũng đồng ý mua hết. Đôi khi gán cho miếng bán ế từ phiên chợ trước, họ cũng không biết để phàn nàn. Hay những anh chàng mua hàng mà cứ ngồi trên xe rồi hét “bán cho 50 nghìn, 60 nghìn” thì thường họ không để ý giá tiền bao nhiêu một cân, nên mình có bán đắt cho cũng chả biết”.

Còn chị Hường bán cá ở Thanh Xuân, Hà Nội thì lại có thủ thuật biến cá ươn thành cá tươi rất “thần kỳ”. Vừa thấy trong chậu có mấy con cá “bơi ngửa” chị vội vàng vớt ra ngay và mổ luôn rồi xắt thành từng khúc đợi bán cho “mấy anh giai ưa lời ngon ngọt”.

Chị Hường cho biết: “phụ nữ đi chợ, thường sành sỏi hơn, nên rất khó qua mặt được họ để bán cho họ cá ươn. Tuy nhiên, các “anh giai” thì khác. Chỉ cần mình bảo tươi, thì họ sẽ tin là tươi. Còn không, nếu họ yêu cầu vớt con đang bơi rồi mới cắt khúc thì trong lúc làm, mình nhanh tay tráo lấy một khúc cá ươn vừa mổ. Cứ thế, một vài ba khách nam dễ dãi là đã bán được hết con cá ươn.

Ngoài ra, chị Hường cũng bật mí thêm một kỹ năng để đánh tráo cá không tươi đó là: “Khi con cá đã ngấp ngoải chết, chủ hàng chỉ cần cầm phần ngang bụng về phía đuôi cá rồi bóp mạnh, khi đó con cá sẽ ngáp ngáp. Người bán hàng nhanh tay dâng lên cho khách xem”.

“Hay một cách khác đó là, bóp miệng cá, thổi vài hơi của mình vào rồi cầm đuôi đẩy cho cá bơi để chứng minh cá vẫn sống, vẫn tươi nguyên” – chị Hường nói thêm.

Theo chị Hường, những tiểu xảo như vậy, phần lớn đều qua mặt được cánh đàn ông đi chợ. Do vậy, khi họ đã ưng thì người bán hàng cứ tha hồ mà bóp chẹt, mà 'chặt chém'.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.