Đánh 10% thuế kinh doanh vàng miếng?

Theo kiến nghị của VAFI, để chấm dứt ngay tình trạng vàng hóa nền kinh tế, cơ quan điều hành có thể áp dụng giải pháp tính thuế giá trị gia tăng (mức 10%)

Theo kiến nghị của VAFI, để chấm dứt ngay tình trạng vàng hóa nền kinh tế, cơ quan điều hành có thể áp dụng giải pháp tính thuế giá trị gia tăng (mức 10%) theo phương pháp khấu trừ với hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức.

Đánh thuế vàng sẽ hạn chế tình trạng vàng hóa nền kinh tế?
Đánh thuế vàng sẽ hạn chế tình trạng vàng hóa nền kinh tế?


Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có đề xuất 5 giải pháp chiến lược để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Một trong những 5 đề xuất của VAFI là giải pháp chấm dứt ngay tình trạng vàng hóa nền kinh tế bằng giải pháp tính thuế giá trị gia tăng (mức 10%) theo phương pháp khấu trừ với hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức.

Theo VAFI, hoạt động đấu thầu vàng miếng hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giải quyết nguồn cung cho các tổ chức tín dụng, chứ không phải là giải pháp chống vàng hóa nền kinh tế.

Cũng theo tổ chức này, việc đặt mục tiêu làm cho giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới không phải là giải pháp ổn định kinh tế vỹ mô mà có khi có tác dụng ngược. Bởi thực tế đã chứng tỏ rằng mỗi khi giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới thì nảy sinh đầu cơ mạnh, điều đó có nghĩa đã làm gia tăng dòng vốn chết. Và khi giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao thì nảy sinh buôn lậu và khuyến khích sản xuất “hàng trang sức trá hình”.

VAFI cho rằng, không có 1 mặt hàng nhập khẩu nào mà lại có giá bằng hoặc sát với giá thế giới. Khi mua hàng về Việt Nam, hàng hóa đó phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí quản lý và chi phí các loại thuế.

Trước lần đề xuất giải pháp này, VAFI đã nhiều lần đề xuất phải đánh thuế giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh vàng. Theo VAFI, kinh nghiệm thế giới cho thấy, hầu như không có quốc gia nào có chính sách miễn thuế với hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức.

“Nếu áp dụng thuế giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh vàng, sẽ có hàng trăm ngàn tỷ đồng chảy vào hệ thống ngân hàng và đây là cơ sở quan trọng để giảm sâu mặt bằng lãi suất huy động. Tất nhiên là khi ban hành giải pháp này, để bảo vệ quyền lợi của người dân có vàng, Nhà nước sẽ không thu thuế giá trị gia tăng khi người dân bán vàng. Chỉ áp dụng giải pháp duy nhất này thì tình trạng vàng hóa nền kinh tế mới thực sự chấm dứt vĩnh viễn”, VAFI nhấn mạnh.

Cùng với giải pháp chấm dứt tình trạng vàng hóa nền kinh tế, VAFI cũng kiến nghị từng bước hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ và nhanh chóng hướng tới mục tiêu lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng không. Để giải pháp này có thể triển khai được, VAFI cho rằng cơ quan chức năng cần tiếp tục khống chế hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ nhằm hạ lãi suất cho vay ngoại tệ xuống mức 3%/năm, việc này sẽ làm tăng vị thế VND và có tác dụng làm giảm lãi suất tiền gửi nội tệ xuống mức thấp hơn.

“Việc đánh thuế giá trị gia tăng lên hoạt động kinh doanh vàng và việc đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng 0 sẽ hậu thuẫn rất lớn cho việc đưa lãi suất tiền gửi nội tệ về mức 4% - 5 % /năm”, VAFI khẳng định. Và khi áp dụng đồng thời hai giải pháp chống vàng hóa nền kinh tế, hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ, VAFI tin rằng: “Chỉ trong vòng 4 - 5 năm nữa, dự trữ ngoại hối dễ dàng đạt mục tiêu 100 tỷ USD và mục tiêu này là không khó thực hiện”.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.