Dự án Luật thuế nhà đất: “Treo” lại?

Trong quá trình thảo luận, rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề mức thuế suất và việc có đưa thuế nhà vào luật hay không? Thậm chí có ý kiến còn đề nghị nên “treo” dự án luật này lại...

Theo dự kiến Luật thuế nhà, đất sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hộikhóa XII, tuy nhiên theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật thuếnhà, đất dự án luật này được chỉnh lý tiếp thu rất nhiều, nội dung còn được hơnnửa so với trước và tên dự án luật cũng thay đổi.

Trong quá trình thảo luận, rấtnhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề mức thuế suất và việc có đưa thuế nhàvào luật hay không? Thậm chí có ý kiến còn đề nghị nên “treo” dự án luật nàylại...

Đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) đưa ra kiến nghị: Nếu vì mục tiêu thu ngânsách thì chỉ cần sửa lại pháp lệnh. Nếu đánh thuế này để chúng ta chống đầucơ, điều tiết thu nhập và hạ giá nhà đất thì đề nghị không đánh thuế đốitượng là những người có một nhà, một đất, một chỗ ở. Lẽ ra khi chúng ta đangbàn bộ luật này thì bên ngoài người ta phải nín thở để nghe điều tiết tácđộng của dự án luật như thế nào nhưng thực tế giá đất vẫn tăng, đầu cơ vẫntăng.

Thuế nhà chưa ngã ngũ

Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) nhận xét: Ban soạn thảo và Ban thẩm định chưađánh giá được có bao nhiêu biệt thự, bao nhiêu chung cư, bao nhiêu nhà phố, baonhiêu nền đất bỏ hoang, đầu cơ để đó và bao nhiêu người dân không có chỗ ở. Tôinghĩ Luật thuế nhà, đất phải dùng công cụ tài chính để đánh vào đầu cơ, đánh vàongười có nhiều nhà, đất và dùng nó để điều tiết xã hội, để bình ổn thị trườngBĐS. Nếu mục tiêu như vậy thì tôi nghĩ rằng dự luật này không đạt được.

Theo ông Trần Du Lịch, Luật thuế nhà, đất bản chất là đánh vào BĐS, nhưng khôngđánh vào toàn dân, chỉ đánh vào những người có nhiều nhà đất và đầu cơ nhà đất.Đối với người có một nhà nếu không đánh thuế đất, thuế nhà, 90% dân số không ảnhhưởng gì hết.

Còn theo dự thảo một cán bộ có diện tích kiểu như nhà vườn do chamẹ để lại thuộc định mức, nhà cấp 4, nhưng đất thuộc định mức theo thuế suất nàyvượt 3 lần định mức đánh thuế bằng người đầu cơ đất là 0,1%. Như vậy đánh vàonhững người chỉ có 1 nhà ở dù cha mẹ để lại, dù cán bộ hưu trí nhưng thuế suấtbằng người đầu cơ đất thì ta có chấp nhận được không?

Thực sự dự án luật nàycũng không cải thiện nhiều so với Pháp lệnh đang có, không cần đạo luật của Quốchội, sửa là thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự án Luật thuế nhà đất: “Treo” lại?

“Tôi đề nghị treo lại vàtiến hành điều tra nghiên cứu tình trạng sở hữu nhà ở hiện nay. Quốc hội nêntiến hành một cuộc giám sát về tình trạng bỏ đất hoang, bao nhiêu dự án côngnghiệp, du lịch, nhà ở, khu dân cư mới, tình trạng chiếm và bỏ đất hoang tạo sựức chế trên thị trường là tình trạng phổ biến hiện nay, cần có một cuộc giám sátđể xử lý tình hình. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu để đẩy giá đất VNlên cao bất thường” - ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ông Trần DuLịch, Đại biểu Vũ Hồng Anh (TP Hà Nội) cũng đề nghị đưa nhà ở vào đối tượng chịuthuế.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho luật này không ảnh hưởng tới những người đang sửdụng những nhà ở có giá trị không lớn, những người có thu nhập thấp và trungbình, thì cần xây dựng phương án để đại bộ phận người dân ở khu vực nông thôn, ởnhững khu đô thị loại 4, loại 5 không phải nộp thuế. Còn đối với nhà ở đô thịloại 3 trở lên, nhà mới xây, biệt thự, căn hộ trung, cao cấp ở các đô thị lớnthì cần phải nộp thuế.

Thuế suất chưa hợp lý?

Theo đại biểu Phạm Lễ Chi (Quảng Ninh): Về thuế suất, tôi cho rằng với mức thuếsuất 0,06% hoặc 0,1% đối với người có đất sử dụng vượt hạn mức, chúng tôi chorằng mức này chưa đủ tầm điều tiết đối với hoạt động đầu cơ, nhất là đối vớinhững đối tượng sử dụng nhiều đất ở những khu quy hoạch, khu mới quy hoạch, mớiđầu tư, khu đô thị mới.

Đại biểu Vũ Hồng Anh cũng cho rằng cần tăng mức thuế suất bởi: Thứ nhất, mộttrong những mục tiêu hàng đầu của dự án Luật thuế nhà, đất đặt ra là nhằm đưa dựán luật này trở thành công cụ quản lý vĩ mô để điều tiết, hạn chế tình trạng đầucơ nhà đất, khuyến khích thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh nhưng vớimức thuế suất thấp như dự án luật tôi cho rằng khó có thể đạt được mục tiêu nêutrên.

Thứ hai, việc nâng mức thuế suất sẽ góp phần hạn chế tình trạng sử dụnglãng phí đất đai như hiện nay.

Việc nâng mức thuế suất sẽ là biện pháp quantrọng khuyến khích người dân sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Thựctiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức đầu tiên trong hạn mức tính thuế là1%, trong khi mức lũy tiến cao nhất của dự án luật thuế này đề xuất là 0,1% làquá thấp.

Có ý kiến cho rằng nếu đánh thuế cao sẽ là lực cản cho sự phát triểncủa thị trường BĐS. Tôi cho rằng việc đánh thuế cao đối với những phần nhà, đấtvượt định mức sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS, nắn thị trường BĐS pháttriển một cách lành mạnh và bền vững.

Riêng với đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định,đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) cho rằng: Khoản 4, Điều 7 quy định mức thuếsuất 0,1% đối với loại này là không cần thiết vì nếu sử dụng đất không đúng mụcđích hoặc chưa sử dụng theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chínhtheo quy định của Chính phủ

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc: Một số đại biểu đề nghị với cácloại đất khác như đất sử dụng không đúng mục đích, đất chậm sử dụng, đất lấnchiếm thì phải thu cao hơn. Chúng tôi sẽ cân nhắc, có thể xin bằng phiếu ý kiếncủa các vị đại biểu Quốc hội về vấn đề này, đây là quy định của pháp luật hếtsức quan trọng.

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề đặt ra là đất lấn chiếm cũng bànmãi là có thu thuế hay là không? Cũng tính đến quan điểm đây là tài sản của Nhànước, anh dùng của tôi là anh phải nộp thuế, cùng với nộp thuế anh phải xử lýbằng các biện pháp khác nữa ở các quy định pháp luật khác. Đương nhiên anh sửdụng tài sản của tôi không hợp pháp thì không có nghĩa là qua việc thu thuế nàymà tôi chấp nhận anh là hợp pháp. Cho nên trong luật thể hiện ý này làm sao chorõ ràng hơn.

Cũng về giá thuế nhưng ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) kiếnnghị: Ở Khoản 2, Điều 6 quy định: giá tính thuế được tính ổn định theo chu kỳ 5năm, vậy chúng ta lấy giá của năm nào để tính ổn định, cho nên chỗ này đề nghịnghiên cứu kỹ.

Có thể năm 2010 chúng ta công bố giá đất nhưng đến năm 2012, 2013tôi mới nhận được quyền sử dụng đất thì chúng ta tính giá đất của năm nào trongchu kỳ 5 năm này, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm chỗ này. Nên chăng chúngta có thể sửa Khoản 2 là: giá tính thuế đất được ổn định theo chu kỳ 5 năm vàtheo giá công bố của năm đầu tiên của chu kỳ, như vậy mới rõ được.

Theo Phan Nam
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.