EVN lại "mắc cạn” vì đầu tư chứng khoán

Lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, song Phó tổng giám đốc EVN ông Đinh Quang Tri, lộ trình này đang bị “mắc cạn” bởi lĩnh vực chứng khoán đang gặp khó khăn.

Lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, song Phó tổng giám đốc EVN ông Đinh Quang Tri, lộ trình này đang bị “mắc cạn” bởi lĩnh vực chứng khoán đang gặp khó khăn.

Tại cuộc họp báo diễn ra cuối giờ chiều nay (20/7), ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc EVN chia sẻ, hiện tập đoàn này đang tồn đọng khoảng 1.100 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành và sẽ phải thoái hết vốn trước năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

EVN vẫn chưa tìm được đối tác muốn mua phần góp vốn của tập đoàn này tại Công ty Chứng khoán An Bình

Cụ thể, EVN đang còn vốn đầu tư tại NHTMCP An Bình (ABBank), Công ty chứng khoán An Bình, Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) và một số công ty bất động sản. Đối với số vốn đang nắm giữ tại ABBank hiện là 757 tỷ đồng, tương đương 22% vốn điều lệ của nhà băng này, ông Tri cho biết, EVN đã có phương án thoái vốn cho đối tác là Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội (Geleximco) để đưa tỷ lệ góp vốn của EVN xuống mức 20%, nhưng hiện cũng đang “vướng” do giá giao dịch cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC đang xuống rất thấp. Trong khi giá cổ phiếu ABBank đang giao dịch khoảng 7.200 đồng/cổ phiếu, thì phương án đề xuất của EVN lên Thủ tướng Chính phủ là 10.000 đồng/cổ phiếu, để đảm bảo không bán dưới giá thành.

Tín hiệu khả quan nhất, theo ông Tri, là phần vốn góp của EVN tại Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC). Hiện EVN nắm giữ 125 tỷ đồng, tương đương 22,5% số vốn điều lệ tại công ty này. “GIC làm ăn hiệu quả nên việc tìm đối tác, thoái vốn không gặp gì khó khăn, mặt khác còn rất thuận lợi. Chúng tôi đã thỏa thuận được với một đối tác của Đức. Giá cả cũng đã được hai bên thỏa thuận xong xuôi” – ông Tri thông tin.

Tuy nhiên, hiện thương vụ này chưa được tiến hành, bởi bản than đối tác Đức cũng là cổ đông chiến lược của GIC và họ cũng đang nắm giữ trong tay 20% vốn điều lệ của GIC. Muốn tăng thêm tỷ lệ vốn góp, đối tác này phải nhận được sự đồng ý của các bên liên quan. “Tôi tin chắc chắn rằng đây là thương đem lại lợi nhuận cho EVN, bởi mức giá chúng tôi đàm phán được khá tốt, chỉ chờ phía đối tác Đức hoàn thiện hồ sơ xin nâng vốn điều lệ là EVN sẽ ký kết chuyển nhượng vốn ngay” – Phó tổng giám đốc EVN nói.

Thoái vốn tại Công ty BĐS miền Trung và Công ty BĐS Sài Gòn cũng không khiến lãnh đạo EVN lo lắng, khi có thể bán hết toàn bộ diện tích đang sở hữu để trả lại tiền cho cổ đông.

Tuy nhiên, lãnh đạo EVN tỏ ra lo ngại đối với khoản đầu tư van Công ty chứng khoán An Bình. Đây cũng là công ty “khó bán nhất, do chưa tìm được đối tác nào muốn mua”.

Chính điều này cũng là trở ngại cho quá trình thoái hơn 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành của EVN. Song, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri khẳng định: Bất cứ khi nào gặp được đối tác và đàm phán được giá tốt là EVN thoái vốn ngay, không chờ tới thời điểm “chốt” là 2015 như chỉ đạo của Chính phủ.

"EVN rất muốn nhanh chóng thoái vốn ngoài ngành nhưng cơ chế hiện nay Nhà nước không chấp nhận cho DN bán cổ phiếu giá thấp, dẫn tới lỗ. Nên dù thế nào cũng phải trên nguyên tắc bảo toàn vốn"- ông Tri nhấn mạnh.

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.