Gạo Việt Nam lại ồ ạt chảy sang Trung Quốc

Một lượng lớn gạo Việt Nam đang tấp nập mỗi ngày chảy qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến dư luận quan tâm và lo ngại.

Một lượng lớn gạo Việt Nam đang tấp nập mỗi ngày chảy qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến dư luận quan tâm và lo ngại.


Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa được đưa ra tại buổi họp báo về tình hình xuất khẩu gạo 8 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8 tăng kỷ lục, với khối lượng lên đến 928.175 tấn. Động thái này đã làm cho kết quả xuất khẩu 8 tháng qua đạt trên 5,1 triệu tấn, chỉ thấp hơn cùng kỳ khoảng 200.000 tấn, đạt trị giá 2,264 tỷ USD.

Trong đó, đáng chú ý, trong thời gian vừa qua một lượng lớn gạo Việt Nam đã được tuồn qua biên giới (theo đường tiểu ngạch) sang Trung Quốc và một số nước khác. Mặc dù VFA chưa thống kê được con số cụ thể, nhưng trước thực trạng này những lo ngại  về việc thương lái nước ngoài đầu cơ, găm hàng gạo chờ khi giá gạo thế giới tăng, nguồn cung Việt Nam cạn kiệt thì gạo lại chảy ngược vào Việt Nam thao túng thị trường, đang ngày càng tăng cao.

Trả lời báo chí về vấn đề này, bà Phan Thị Diệu Hà, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu cho biết, việc xuất khẩu gạo nói chung phải theo đúng Nghị định 109 của Chính phủ và Văn bản 146 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Cũng theo bà Hà, theo số liệu thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam, xuất khẩu của các doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định đến 23/8/2012 thì số lượng đăng ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 1,6 triệu tấn, trong đó đã thực xuất 1,28 triệu tấn. “Hiện nay, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường”, bà Hà khẳng định.

Về vấn đề gạo ồ ạt xuất khẩu qua đường biên mậu (tức đường tiểu ngạch), trong đó có sang thị trường Trung Quốc, bà Hà cho biết, hiện Bộ trưởng Bộ Công Thương đang giao cho các Vụ trong Bộ nghiên cứu, xem xét và có ý kiến, khi nào có Thông tư chính thức về vấn đề này thì Bộ Công Thương sẽ thông tin cụ thể.

Liên quan đến việc cấp giấy phép xuất khẩu gạo cho các thương nhân, bà Phan Thị Diệu Hà cho biết, tính đến ngày 24/8, Vụ xuất nhập khẩu đã nhận được 219 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng hiện mới chỉ có 24 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo dài hạn (5 năm kể từ ngày 30/9/2012). Như vậy, tính từ khi Nghị định 109/2010/NĐ/CP về kinh doanh và xuất khẩu gạo có hiệu lực vào đầu năm 2011, đến nay đã có 99 thương nhân xuất khẩu gạo có giấy phép kinh doanh và xuất khẩu trong vòng 5 năm.

Còn về những ý kiến của các doanh nghiệp liên quan đến việc giới hạn 100 đầu mối xuất khẩu gạo đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, bà Hà cho biết, Bộ Công Thương đang tiếp tục lấy ý kiến của các Hiệp hội và ban ngành có liên quan cũng như ý kiến từ phía doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Theo VnMedia


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.