Giải cứu bất động sản: Nói thì nhiều, hiệu quả được bao nhiêu?

Chưa bao giờ tần suất các cuộc họp hội thảo, kiến nghị giải cứu thị trường bất động sản lại trở nên rầm rộ như hiện nay.

Chưa bao giờ tần suất các cuộc họp hội thảo, kiến nghị giải cứu thị trường bất động sản lại trở nên rầm rộ như hiện nay.

Trong nửa cuối năm 2012 xuất hiện phong trào' giải pháp cứu thị trường bất động sản
Trong nửa cuối năm 2012 xuất hiện "phong trào' giải pháp cứu thị trường bất động sản 

Chỉ tính riêng trong hai tháng trở lại đây, đã có tới ba lần Bộ trưởng Bộ Xây dựng xuất hiện trước các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Ngoài ra, còn có dày đặc các hội thảo giải cứu của đủ mọi cấp, mọi ngành nhằm vào “cục máu đông” hàng tồn bất động sản.
 
Các giải pháp chính được đưa ra là phải hạ giá bán, chia nhỏ căn hộ, giảm thuế và Nhà nước can thiệp bằng dùng vốn ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội…
 
Cụ thể  Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện các ưu đãi ngay trong năm 2013. Cụ thể, giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường BĐS. Trong đó, giải pháp đầu tiên là người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay với lãi suất ưu đãi 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng 3-5%/năm. Giải pháp thứ 2, sẽ xây dựng quỹ nhà tái định cư dựa trên các dự án nhà ở thương mại. Giải pháp thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nên hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 1%/năm, sau đó là 0%/năm...

Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa đề xuất thành lập công ty để xử lý tồn kho BĐS, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường….

Người người đề xuất, ngành ngành đề xuất, từ doanh nghiệp cụ thể lên đến cao hơn tổ chức liên kết doanh nghiệp như Hiệp hội, Ngân hàng và cuối cùng là những "Tư lệnh" ngành Tài chính, Xây dựng.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản thì những giải pháp này giải cứu thị trường là giải pháp tình thế cấp bách nhưng nó cũng đến tương đối muộn.

Cụ thể, một chủ đầu tư đại diện doanh nghiệp nói: “Bộ trưởng Trình Đình Dũng từng đưa ra thông điệp về căn hộ diện tích nhỏ từ tháng 6 nhưng mãi đến tháng 11 thì mới trình Nghị định về Nhà ở xã hội trong đó quy định phép diện tích căn hộ tối thiểu 25m2. Còn diện tích căn hộ thương mại được phép xây nhỏ hiện tại có xuống được tới 25 m2 hay không hiện vẫn chưa rõ”

“Một giải pháp khác là chia tách căn hộ được nhắc tới nhiều nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định tiêu chí cụ thể dự nào được chia tách, dự án nào không. Vùng dự án chia tách được lãnh đạo Bộ Xây dựng  xác định tương đối mơ hồ như vùng ven đô…”, vẫn lời đại diện doanh nghiệp đề nghị giấu tên.

Về giải pháp dùng tiền ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội thì được các chuyên gia đầu ngành chỉ rõ ngân sách cũng không có tiền để giải cứu.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt ra giả thiết: "Giả như có chuyện mua bán này (mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội) thì vấn đề đặt ra là ai bù lỗ, và Nhà nước sẽ bán lại cho ai, cho ai thuê hay mua xong thì Nhà nước cũng để trống? Người dân được đền bù tái định cư liệu có đủ tiền để mua nhà với giá cao như giá nhà thương mại? Cho dù mua để cho thuê đi nữa thì giá thuê chắc cũng sẽ đội lên cao"

“Còn nếu dùng để làm nhà công vụ thì ngân sách phải bỏ ra mà hoàn toàn không thu lại được đồng nào. Trong trường hợp này thì liệu bộ Tài chính có sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để có nguồn tiền mua lại”, ông Doanh nói.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.