Hãi hùng dừa tươi được 'tắm trắng' bằng axit cực độc ở Hà Nội

Khi vụ rau muống, bắp chuối ngâm tẩm hóa chất chưa kịp lắng xuống, nay người tiêu dùng lại hú vía với cảnh quả dừa được tẩy trắng bằng axit cực độc.

Khi vụ rau muống, bắp chuối ngâm tẩm hóa chất chưa kịp lắng xuống, nay người tiêu dùng lại hú vía với cảnh quả dừa được tẩy trắng bằng axit cực độc.

Sau một thời gian thâm nhập các cửa hàng bán dừa ở Hà Nội, TNO cho biết, đã phát hiện nhiều chủ cửa hàng ngâm dừa trong thùng hóa chất cực độc để tẩy trắng cho bắt mắt và tươi lâu.

Cụ thể, tại một điểm bán dừa trên đường Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội) đã phát hiện cảnh tượng một phụ nữ cho dừa vào ngâm trong thùng đựng nước có màu đục, ít phút sau mới vớt ra. Điều lạ là người này luôn tránh không để thứ nước đó dính vào người bằng cách đeo găng tay bảo hộ và dùng gáo có cán dài để vớt dừa.

rau muống, bắp chuối, ngâm tẩm, hóa chất, quả dừa, tẩy trắng bằng axit, dừa tươi, 'tắm trắng', axit, Hà Nội, ung thư

Những quả dừa tươi được gọt vỏ sau đó ngâm vào thùng hóa chất lạ

Khi được hỏi tại sao phải ngâm dừa gọt vỏ vào xô nước đó, người phụ nữ cho hay: “Ngâm rửa cho sạch, nếu không vỏ sẽ bị đen. Dừa này rửa sạch để cung cấp cho các nhà hàng. Còn khách uống liền không nên uống loại này, mà gọt dừa tươi kia”. Tuy nhiên khi được hỏi nước rửa dừa là nước gì, người này từ chối trả lời.

Đặc biệt, trên tuyến đường này, nhiều cửa hàng cũng “tắm trắng” dừa bằng thứ nước lạ như vậy. Có cửa hàng, trong vòng chưa đến một tiếng đồng hồ, cả trăm quả dừa được gọt vỏ sạch sẽ sau đó ngâm hóa chất tẩy trắng chờ phân phối cho các cơ sở bán lẻ, hoặc làm thạch dừa xiêm. Hóa chất được pha chế ở nơi kín đáo, sau đó mới mang tới gọt dừa ngâm tẩm để tránh sự tò mò của khách hàng.

Tương tự, tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bắt gặp một cơ sở đang tiến hành "tắm trắng" cho dừa bằng loại hóa chất lạ. Khi được hỏi tại sao phải làm vậy, chủ cơ sở hồn nhiên cho biết: “Dừa mang về chất đống khiến đất cặn bám đầy nếu không ngâm cho sạch nó bị thâm đen lại, nhanh hỏng ai thèm mua”.

Để tìm hiểu và lấy bằng được thứ hóa chất trên, PV đã phải thâm nhập và đóng vai người buôn dừa nhưng mãi mới được một chủ cơ sở tiết lộ, hóa chất trên là một thứ bột trắng, mịn, không mùi vị và bên ngoài có ghi “Acid Oxalic”, xuất xứ từ Trung Quốc.Chính vì lý do không màu không mùi mà khi dừa được ngâm tẩm, người mua không thể phân biệt và phát hiện được.

Trên đây không phải là trường hợp duy nhất được phát hiện, mới đây, trên mạng xã hội cũng xuất hiện video dừa xiêm được nhúng vào túi nước được cho là hóa chất ngay giữa phố gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Trong video được đăng tải trên mạng xã hội, người đàn ông lần lượt gọt từng trái dừa xiêm nhúng vào túi hóa chất trước khi đi giao hàng. Chủ hàng cam kết “nhúng loại nước này không sao cả vì vỏ dừa còn dày lắm”.

Chỉ trong tích tắc, toàn bộ ruột trái dừa trắng tinh, không hề bị vàng và thâm đen do dấu gọt. Nhiều người tỏ vẻ bức xúc về hành động của người đàn ông trong clip.

Theo người chia sẻ video, nếu toàn bộ vỏ dừa vẫn trắng tinh sau khi gọt thì hoàn toàn đã bị nhúng qua hóa chất. Khi gọt vỏ ra chưa đến một phút, ruột đã ngã màu vàng nhưng chỉ nhúng qua túi nước như trong clip đã trắng sáng không chuyển màu.

Dừa ngâm hóa chất có thể gây ngộ độc cấp tính

Nói về thứ bột trắng trên, một cán bộ Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN cho biết, đây là axit oxalic, loại chất tẩy trắng cực mạnh dùng trong công nghiệp, có công thức H2C2O4.

rau muống, bắp chuối, ngâm tẩm, hóa chất, quả dừa, tẩy trắng bằng axit, dừa tươi, 'tắm trắng', axit, Hà Nội, ung thư

Dừa ngâm hóa chất có thể gây ngộ độc cấp tính. Ảnh: Facebook

Còn theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), nếu dùng chất axit oxalic tẩy rửa với liều lượng cao sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi hóa chất ngấm vào nước, cùi dừa. Cụ thể, axit oxalic khi đi vào cơ thể là nguy cơ gây nên bệnh sỏi thận.

Ông Thịnh nhấn mạnh, nó có thể tồn dư kết tủa tạo thành can xi oxalate, gây tắc nghẽn đường niệu. Nếu với liều lượng cao, chất axit oxalic có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn đến tử vong.

Cách phân biệt dừa ngâm hóa chất

Dừa là thứ nước giải khát được nhiều người yêu thích, hầu hết mọi người đều yên tâm khi uống nước dừa vì cho rằng đây là loại quả an toàn, không bị dùng hóa chất, hay chất kích thích như các loại hoa quả thông thường, theo Phụ nữ TP HCM.

Tuy nhiên ngày nay, vì lợi nhuận cá nhân, nhiều người bán dừa đã dùng đến những mánh khóe, chiêu trò để trang điểm cho quả dừa. Tình trạng, dùng hóa chất tẩy trắng và bơm nước đường vào dừa đang là một thực trạng phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, người tiêu dùng cần có những cách phân biệt, nhận biết để tránh mua phải dừa đã qua xử lý hóa chất.

Các chuyên gia cho rằng, thông thường, dừa tươi khi đã chặt vỏ sẽ để lộ ra phần cùi màu trắng, tuy nhiên chỉ cần để một thời gian ngắn là phần cùi đó sẽ chuyển sang màu thâm đen do nhựa chảy ra hoặc màu vàng nâu chứ không thể nào có màu trắng tinh được.

Hơn thế, ngay cả dừa tươi khi mới chặt phần vỏ xanh ở ngoài cũng không thể có màu trắng tinh như dừa ngâm hóa chất được. Dừa ngâm hóa chất, nhìn cái là nhận ra ngay, phần vỏ dừa luôn có màu trắng tinh, bóng đẹp, không một vết ố vàng.

Nếu ngửi thử, vở dừa sạch sẽ có mùi thơm tự nhiên của dừa, tuy nhiên dừa đã ngâm qua hóa chất sẽ bị mất đi mùi thơm tự nhiên thay vào đó là có mùi lạ của hóa chất.

Nếu người dùng tinh ý thi sẽ phát hiện ra ngay khi uống nước dừa. Nước dừa tươi tự nhiên sẽ có vị ngọt mát, thanh dịu, không gắt và cảm nhận được vị mặn nhẹ. Còn nước dừa bị bơm đường sẽ có vị ngọt đậm của đường, không còn cảm nhận được vị mặn nhẹ của nước dừa tự nhiên nữa, đồng thời mùi thơm của nước dừa cũng bị giảm đi.

Một cách nhận biết rất đơn giản nữa là người tiêu dùng nên kiểm tra kĩ 3 lỗ mầm để đục nước trên đỉnh quả dừa, nếu phát hiện thấy có vết kim tiêm thì không nên mua. Tốt nhất cứ mua dừa còn nguyên vỏ rồi bảo người ta đẽo cho an toàn.

Theo Viet Q

tẩy trắng dừa bằng axit


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.