Không được giao nhà, dân đòi tự quản dự án

- Dự án bất động trong thời gian dài, quá bức xúc người mua nhà chỉ còn cách tiếp quản dòng tiền và kiểm soát để chủ đầu tư hoàn thiện dự án. Đây là cách cuối cùng để họ có thể cứu vãn tình thế.

- Dự án bất động trong thời gian dài, quá bức xúc người mua nhà chỉ còn cách tiếp quản dòng tiền và kiểm soát để chủ đầu tư hoàn thiện dự án. Đây là cách cuối cùng để họ có thể cứu vãn tình thế.

Khách hàng đòi “cầm cương”

Sau hàng loạt mâu thuẫn, mới đây khách hàng và chủ đầu tư dự án Usilk City đã ngồi lại với nhau bàn về phương án khách hàng sẽ tiếp quản và kiểm soát dòng tiền hoàn thiện dự án. Do bị tổn thương quá nhiều, gần 500 khách hàng của Sông Đà Thăng Long (STL) - những người đã đóng tiền vào dự án - cho biết sẽ nộp thêm nhưng đồng thời cũng lên phương án quản lý dòng tiền này. Trước đó, họ cương quyết không đóng tiền làm STL rất bí vốn cho công trình.

Chủ tịch Hội đồng quản trị STL, ông Nguyễn Trí Dũng khẳng định, nếu không có tiền chỉ còn cách dừng công trình. Điều này có nghĩa là nếu khách hàng không nộp tiền theo như đã ký kết hợp đồng thì dự án không còn cách nào khác là phải dừng lại

Theo đại diện khách hàng, lo ngại lớn nhất của họ là tiền không đến được công trình mà bị các đối tác siết nợ do bản thân chủ đầu tư cũng vướng vào nợ nần. Chủ đầu tư và khách hàng sẽ lập một tài khoản riêng, trong đó tất cả số tiền của người mua chuyển vào đó để chi cho toàn bộ dự án và người dân sẽ giám sát vấn đề này.

dự án, chủ đầu tư, khu đô thị, dự án chậm tiến độ, Sông Đà Thăng Long, Megastar, dự án bỏ hoang, Usilk City, quản lý dòng tiền 

Đồng tình với khách hàng, đại diện chủ đầu tư, ông Trần Viết Sơn thừa nhận đúng là chỉ có cách này mới lấy lại được lòng tin giữa chủ đầu tư và khách hàng. Hiện công trình đã đi vào hoàn thiện được 85% - như vậy theo quy định khách hàng phải nộp 70% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, để hơn 170 khách hàng đóng tiền - mức dưới 70% dự án, với số tiền hơn 270 tỷ đồng - là vấn đề quan trọng nhất chứ không phải là ai sẽ quản lý số tiền đó.

Mới đây, Vina Megastar cũng thành lập công ty do người mua quản lý. Trước những bê bối của tập đoàn này, tân chủ tịch Vina Megastar cho biết sẽ đồng ý với phương án khách hàng cùng chủ đầu tư thành lập một công ty mới do người dân làm chủ để tiếp tục thực hiện dự án.

Nhiều người mua nhà như vớ được “phao cứu sinh” với hy vọng vào một kết cục có hậu hơn, tuy nhiên không ít người vẫn băn khoăn về tính khả thi của nó. Đã có gần 1.000 căn hộ tại dự án của Vina Megastar được bán cho khách hàng với số tiền thu về gần 200 tỷ đồng. Song, đa số khách hàng đều đồng tình với phương án này vì dự án triển khai người mua mới có cơ hội nhận nhà để ở.

Cực chẳng đã và liệu có khả thi?

Trong khi dự án dở dang và bất động một thời gian dài, việc chủ đầu tư và người dân cùng bắt tay nhau để cùng hoàn thiện dự án đang là một giải pháp tình thế tối ưu. Bản thân khách hàng cũng cần chủ đầu tư hoàn thiện dự án để có nhà và chủ đầu tư cũng cần tiền để xây dựng dự án.

dự án, chủ đầu tư, khu đô thị, dự án chậm tiến độ, Sông Đà Thăng Long, Megastar, dự án bỏ hoang, Usilk City, quản lý dòng tiền

Mặc dù vậy, các chuyên gia BĐS cũng cho rằng, người mua nhà cần phải cẩn trọng. Theo luật sư Luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch Công ty Luật Basico, khách hàng lo lắng và không muốn nộp tiền là hoàn toàn đúng vì công trình không những khó hoàn thành và cũng chưa thể yên tâm về chất lượng. Xét trên tổng thể, lỗi chính nghiêng về phía chủ đầu tư, vì họ là người cầm trịch cuộc chơi, chủ động đưa ra những điều kiện hợp đồng mà khách hàng thường phải chấp nhận ở thế thụ động.

Chủ đầu tư ký nhiều hợp đồng với khách hàng, vì vậy nếu họ vi phạm thoả thuận với khách hàng nào thì phải chịu trách nhiệm với người đó. Ngược lại, khách hàng nào vi phạm cam kết với chủ đầu tư, thì cũng phải chịu trách nhiệm về từng hợp đồng. Tuy nhiên, dù hợp đồng vẫn tuân thủ quy định của pháp luật, nhưng thường rủi ro bao giờ cũng dồn hầu hết về phía khách hàng.

Ông Đức nhận định, nếu chủ đầu tư cho rằng phải thu đủ tiền mới hoàn thành công trình, thì chứng tỏ họ là đơn vị quá yếu kém. Một dự án xây dựng thông thường, nếu khách hàng đã đóng được 70% số tiền, thì đã thừa sức hoàn thành công trình. Vì phần còn lại là bao gồm tiền vốn (phải có từ 15-20%), tiền lãi của doanh nghiệp; tiền nguyên vật liệu, tiền công, tiền thuế, tiền bảo hành, bảo trì,... mà chủ đầu tư chưa phải thanh toán. Số tiền này chỉ phải thanh toán lần cuối khi đã hoàn thiện nhà. Thiếu nữa thì chủ đầu tư phải đi vay mượn chứ không thể kinh doanh bất động sản mà lại dựa 100% vào tiền bán nhà trên giấy. Và như vậy, thì khác nào đẩy 100% rủi ro cho khách hàng.

Liên quan tới vấn đề khách hàng quản lý dự án, luật sư Đức cho rằng, hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là xây dựng chung cư cao tầng, là một việc khó, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, không phải công ty nào cũng làm được. Do vậy, việc người mua nhà buộc phải “phế truất” công ty nhà nghề để giành lấy việc quản lý và kiểm soát dòng tiền là chuyện cực chẳng đã. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư đã bị mất uy tín tuyệt đối và rơi vào tình trạng bất lực.

“Vấn đề mấu chốt là những người thay mặt cho phía người mua nhà tham gia vào ban đại diện phải có đủ thời gian và chuyên môn nghiệp vụ để xử lý công việc. Bằng không thì sẽ vô tác dụng, thậm chí có hiệu ứng ngược do dễ bị chủ đầu tư qua mặt, sau này sẽ há miệng mắc quai, không biết đổ trách nhiệm cho ai. Đây cũng là biện pháp hay, có thể xem xét bổ sung vào cơ chế giám sát xây dựng chung cư”, ông Đức nói.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.