Lập quỹ nhà ở: "Bắc cầu" cho người nghèo mua được nhà

Trước thực tế cung nhà ở còn chưađáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đãđưa ra giải pháp lập quỹ tiết kiệm nhà ở như hình thức bảo hiểm xã hội.

Trước thực tế cung nhà ở còn chưađáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đãđưa ra giải pháp lập quỹ tiết kiệm nhà ở như hình thức bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, cơ chế huy động, quảnlý và tổ chức sử dụng quỹ này như thế nào đang còn là vấn đề nhiều tranh cãi.Chúng tôi có cuộc trao đổi cùng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam xungquanh vấn đề này.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam,xét về tương lai lâu dài cho thị trường nhà ở xã hội nếu phát triển nhà theohướng thương mại thì người nghèo rất khó tiết kiệm để mua được nhà và họ cần cósự hỗ trợ.

Bộ Xây dựng đã đưa ra giải pháplập quỹ tiết kiệm nhà ở như hình thức bảo hiểm xã hội. Theo đó, các đối tượnglao động trích nộp một phần thu nhập, khoảng 3-5% thu nhập hàng tháng để gửi vàoquỹ này. Quỹ sẽ cho vay đầu tư các dự án nhà ở xã hội và cho các đối tượng thamgia gửi tiết kiệm vào quỹ vay để thuê, mua nhà ở giá thấp. Quỹ tiết kiệm nhà ởcho người dân không những góp phần giải bài toán vốn để phát triển nhà ở mà cònlà kênh “bắc cầu” cho người nghèo có cơ hội mua nhà ở.

- Nói như Thứ trưởng thì môhình quỹ tiết kiệm nhà ở rất hiệu quả. Vậy vì sao đến bây giờ chúng ta vẫn chưathể lập được quỹ này?

- Giải pháp lập quỹ tiết kiệm nàyđã được nhiều nước áp dụng hiệu quả. Quỹ này có cơ quan quản lý, tổ chức sửdụng. Khi người đó nghỉ hưu sẽ được rút về cộng với một ít lãi suất mang tính hỗtrợ trượt giá. Số tiền này sẽ cho những người thu nhập thấp vay mua nhà với lãisuất chỉ bằng 1/4 - 1/5 so với vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi BộXây dựng đưa ra giải pháp này và đã đưa ra bàn thảo khá lâu nhưng vẫn chưa thựchiện được do có nhiều quan điểm khác nhau.

Lập quỹ nhà ở: "Bắc cầu" cho người nghèo mua được nhà
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam

- Đó là những quan điểm gì,thưa Thứ trưởng?

- Theo quan điểm của Bộ Xây dựng,hiện nay tất cả những người đi làm có thu nhập đều phải gửi vào quỹ tiết kiệmnhà ở, kể cả những người lương thấp vì mỗi tháng mỗi người chỉ phải nộp 1% củamức lương.

Tôi nghĩ con số này không đáng làbao, nếu một người đi làm với mức lương khoảng 3 triệu/tháng thì chỉ phải nộp 30nghìn đồng vào quỹ tiết kiệm. Ước tính cả nước hiện có khoảng 9 triệu người đilàm công ăn lương, chỉ cần mỗi người đóng vào 1% thu nhập hàng tháng thì con sốcủa quỹ là rất lớn. Chỉ có như thế thì những người chưa có nhà mới có cơ hội cónhà ở.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay cónhiều ý kiến cho rằng, những người có nhà rồi thì không đóng góp vào quỹ tiếtkiệm về nhà ở. Nếu như vậy thì cơ sở để tồn tại và phát triển quỹ này là rất khó.Bởi những người chưa có nhà ở hầu hết là những người thu nhập thấp, không đủtiền mua nhà, nay lại phải góp vào quỹ tiết kiệm nhà ở, và những người chưa cónhà góp với nhau thì sẽ rất lâu họ mới có cơ hội được mua nhà. Trong khi đó, sốtiền 1% không đáng kể gì so với những người khá giả, và họ cũng chỉ đóng góp nhưmột khoản tích lũy nhỏ.

- Có nghĩa là quỹ tiết kiệmnhà ở cần phải  triển khai bắt buộc, thưa Thứ trưởng?

- Nếu tự nguyện, lại chỉ có ngườinghèo đóng với nhau thì số tiền thu được để cho một người mua nhà sẽ rất lâu,chưa kể, ai cũng có nhu cầu nhà ở thì những người nghèo không biết chờ đến baogiờ mới tới lượt.

Vì vậy, quan điểm của tôi quỹ nàyphải là quỹ bắt buộc. Anh không có nhu cầu mua nhà anh vẫn phải gửi quỹ tiếtkiệm, trích lương ra, bao giờ anh về hưu tôi trả anh cả gốc lẫn lãi. Còn trongthời gian anh đi làm có một cái quỹ tôi tạm vay của anh để tôi giúp cho ngườinghèo. Như thế mới được. Người nghèo phải bấu với người giàu chứ người nghèo bấuvới nhau làm sao được.

Điều này theo tôi, cần áp dụngcho tất cả những người đi làm, không kể công chức hay người làm trong các Ctynước ngoài, tư nhân... quỹ cần huy động mọi người có thu nhập trong xã hội, bấtkể thành phần kinh tế nào, có nhà hay không cũng trích một phần rất nhỏ của quỹlương vào quỹ tiết kiệm nhà ở xã hội. Những người không có nhu cầu về nhà, khivề hưu, họ được rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi.

- Được biết, Bộ Xây dựng đã đềxuất mỗi người tham gia quỹ tiết kiệm nhà ở phải nộp 3% quỹ lương hàng tháng.Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng, con số đó quá cao so với mức thu nhập củanhững người làm công ăn lương?

- Nộp bao nhiêu cũng đang là vấnđề tranh cãi, theo tôi được biết thì ở các nước khác người tham gia quỹ tiếtkiệm nhà ở họ phải nộp vào quỹ 7%/ tháng.

Lúc đầu Bộ Xây dựng cũng đề xuất3%. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng 3% là nhiều quá bởi những người như côngnhân với đồng lương thấp thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy hiện nay chúng tôi đề xuấtrút xuống 1%.

Lập quỹ nhà ở: "Bắc cầu" cho người nghèo mua được nhà

- Vậy hình thức hoạt động củaquỹ tiết kiệm nhà ở sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Quỹ tiết kiệm nhà ở nếu nộpkhoảng 5-10 năm thì những ai chưa có nhà sẽ được vay. Đồng thời cũng có thể chodoanh nghiệp vay để xây nhà và cho người dân vay để mua nhà.

- Như vậy thì cơ chế này cókhác gì các quỹ, ngân hàng hiện nay?

- Cơ chế khác hẳn bởi quỹ nãy chỉvay chuyên dùng nhà ở. Và việc cho vay ở mức bảo toàn vốn, bảo đảm chi phí hoạtđộng cho bộ máy quản lỹ quỹ chứ không có lợi nhuận. Trường hợp nếu có lợi nhuậnthì cũng đập vào cho việc cho người dân và DN vay xây, mua nhà.

Còn các quỹ đầu tư hiện nay thìbao giờ cũng có mục đích lợi nhuận, chia lợi nhuận 100%, chưa kể cơ chế khenthưởng, đầu tư...

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, cơchế quỹ tiết kiệm nhà ở tương tự như phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất hiện cũngđã được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở một số nước như Hàn Quốc, Singapore...với nguồn huy động rất phong phú. Ngoài huy động ở công chức nhà nước với tỷ lệphần trăm lương bắt buộc, còn huy động ở người dân (tất nhiên không theo tỷ lệlương), huy động bằng trái phiếu (người dân, DN khi tham gia bất kỳ một hoạtđộng giao dịch mua bán bất động sản nào đều phải mua trái phiếu)...

Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đểchọn các phương án áp dụng vào thực tiễn của VN cho phù hợp và hiệu quả.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Phương Thảo
DĐDN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.