Ngân hàng bắt tay đẩy giá USD?

Tại một số thời điểm, giá mua vào USD của các ngân hàng thương mại ngang bằng hoặc cao hơn giá USD trên thị trường tự do.

Tại một số thời điểm, giá mua vào USD của các ngân hàng thương mại ngang bằng hoặc cao hơn giá USD trên thị trường tự do.
 
Lúc 13 giờ ngày 20-5, hầu hết các ngân hàng thương mại niêm yết giá bán ngoại tệ 21.840 đồng/USD, mua vào 21.770 đồng/USD. Như vậy, giá mua vào, bán ra đều tăng 10 đồng/USD so với giá mở cửa.
 
Nếu so với đầu ngày 18-5 thì tỉ giá đã tăng 50 đồng/USD, chênh lệch giữa giá mua và giá bán luôn ở mức 70-80 đồng/USD.

Nhiều thời điểm, giá mua vào USD của ngân hàng cao hơn thị trường tự do
 
Ồ ạt bán USD
 
Đáng chú ý là tại một số thời điểm gần đây, giá mua vào USD tại các ngân hàng ngang bằng hoặc cao hơn với giá USD trên thị trường tự do. Từ đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã ồ ạt bán USD cho ngân hàng để ăn chênh lệch.
 
Chủ một doanh nghiệp ở TP HCM cho biết: “Tuy đang thế chấp 400.000 USD cho ngân hàng để vay tiền đồng nhưng trước xu hướng tỉ giá đi lên, chúng tôi đã tất toán khoản vay VNĐ, thu về số ngoại tệ rồi bán cho ngân hàng”. Còn lãnh đạo của một ngân hàng có thế mạnh ngoại tệ thì cho hay trong hai ngày qua đơn vị này đã mua được vài triệu USD.
 
Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác lại không thu mua được USD từ người dân nên buộc phải mua USD trên thị trường liên ngân hàng. Thế nhưng, ngân hàng có USD lại không muốn bán khiến tỉ giá cứ đi lên.
 
Giới kinh doanh ngoại tệ cho rằng sức mua USD chủ yếu đến từ các ngân hàng bởi sau khi tỉ giá tăng 1% vào ngày 7-5, doanh nghiệp có tâm lý mua USD để dự phòng thanh toán hoặc trả nợ. Lúc đó, một số ngân hàng đã bán ra USD và đến nay trước đà tăng của tỉ giá, các ngân hàng này buộc phải mua lại nếu không sẽ lỗ.
 
Người gửi tiết kiệm VNĐ vẫn có lợi hơn
 
Phó tổng giám đốc chuyên trách về ngoại tệ của một ngân hàng lớn nhận định: Nếu trong vài ngày tới giá USD bán ra không đi xuống thì tỉ giá sẽ cán mức trần là 21.890 đồng/USD bởi sức mua USD từ các ngân hàng còn rất lớn. Khi đó, thị trường ngoại tệ có thể biến tướng giao dịch vượt giá trần.
 
Theo giới phân tích, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước bán USD cho các ngân hàng thương mại, lập tức tỉ giá sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các ngân hàng thương mại cho biết Ngân hàng Nhà nước chưa mạnh tay bán USD.
 
TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ Quốc gia, phân tích: Do lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn nhiều so với lãi suất USD nên tỉ giá tăng khoảng 1% không tác động nhiều đến sự dịch chuyển giữa hai đồng tiền này, vì hiện tượng chuyển dịch VNĐ sang USD có thể xảy ra nếu tỉ giá tăng 3%-5%. Do vậy, người  gửi tiết kiệm VNĐ vẫn có lợi hơn.
 
Theo ông Kiêm, từ nay đến hết năm 2015, thị trường có thể biến động, nhất là vào thời điểm cuối năm. Trong trường hợp  thị trường ngoại tệ căng thẳng thì Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỉ giá vào đầu năm 2016. Khi đó Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành mục tiêu cam kết điều chỉnh tỉ giá 2% trong năm 2015 và sẽ không ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp và người dân.

Theo Người lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.