Ngân hàng 'chạy' theo giá vàng bằng lãi suất

Một vấn đề cần đặt ra ở đây là, liệu việc đẩy huy động vàng (bằng cách tăng lãi suất) hiện nay của một số ngân hàng liệu có rủi ro gì không khi quy định chấm dứt huy động và cho vay vàng chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ có hiệu lực?

Một vấn đề cần đặt ra ở đây là, liệu việc đẩy huy động vàng (bằng cách tăng lãi suất) hiện nay của một số ngân hàng liệu có rủi ro gì không khi quy định chấm dứt huy động và cho vay vàng chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ có hiệu lực?

Một vấn đề cần đặt ra ở đây là, liệu việc đẩy huy động vàng (bằng cách tăng lãi suất) hiện nay của một số ngân hàng liệu có rủi ro gì không khi quy định chấm dứt huy động và cho vay vàng chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ có hiệu lực?

Dù chỉ còn hơn 9 tuần nữa là các ngân hàng phải chấm dứt các hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng nhưng hiện lãi suất huy động vàng vẫn được đẩy lên cao.

Tại ACB lãi suất đối với chứng chỉ huy động vàng kỳ hạn 1, 2 tháng đều là 1,4%/năm, thậm chí nếu khách hàng gửi từ 10 lượng trở lên còn được hưởng lãi suất lên tới 2,5%/năm. Trong khi đó, với chương trình: "Kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng" với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng của Eximbank (áp dụng từ ngày 6/9), khách hàng sẽ nhận lãi suất 1,4%/năm nếu gửi dưới 10 lượng; 1,6% từ 10 lượng trở lên. Mức lãi suất 1,6%/năm cũng được áp dụng cho khách hàng gửi vàng tại Sacombank từ 6/9 cho các kỳ hạn 1 và 2 tháng.

Một số ý kiến cho rằng, việc các ngân hàng đẩy lãi suất huy động vàng vào thời điểm này là bất thường. Vì những ngân hàng tăng lãi suất huy động vàng lại chính là những ngân hàng lâu nay có lượng vàng huy động lớn. Cùng với đó là thời điểm phải chấp hành quy định của NHNN về chấm dứt huy động và cho vay vàng đã cận kề. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của một số chuyên gia, nguyên nhân của vấn đề này một phần là do việc giá vàng cả trong nước và nước ngoài tăng mạnh vừa qua. Có những thời điểm giá vàng trong nước đã vượt 46 triệu đồng/lượng nên có thể nhiều người dân đã rút vàng gửi trong ngân hàng ra bán, khiến ngân hàng bị thiếu hụt vàng tạm thời. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vàng để giữ chân người gửi vàng, đồng thời thu hút thêm người gửi mới để cân bằng trạng thái vàng trong nhà băng của họ.

Vì vậy, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, xét phương diện kinh doanh thì việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động vàng như hiện nay là điều bình thường. Tuy nhiên, nó chứng tỏ một điều là thị trường của chúng ta rất dễ biến động. Những tin tức trên thị trường, nhất là những thông tin xấu, có tác động rất nhanh, mạnh và có thể gây ra chấn động. Trước những chấn động đó dân chúng có khuynh hướng là trú ẩn vào những kênh an toàn. Và với tính thanh khoản cao, vàng vẫn đang được coi là nơi trú ẩn, nên dù giá vàng lên, người dân vẫn tiếp tục mua thêm vào để cất giữ... Tất nhiên, ở đây phải nói đến cả yếu tố đầu cơ. Đã, đang có những kẻ "đục nước béo cò", đẩy giá vàng lên để kiếm lời.

Một vấn đề cần đặt ra ở đây là, liệu việc đẩy huy động vàng (bằng cách tăng lãi suất) hiện nay của một số ngân hàng liệu có rủi ro gì không khi quy định chấm dứt huy động và cho vay vàng chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ có hiệu lực?

Câu trả lời tạm thời là không. Vì hiện các ngân hàng tuy tăng lãi suất huy động vàng, nhưng chỉ huy động ở 2 loại kỳ hạn là 1 tháng và 2 tháng. Xét về mặt thời điểm, đến ngày 25/11 tới - ngày mà các ngân hàng phải chấm dứt các hoạt động huy động và cho vay vàng thì ngay cả kỳ hạn 2 tháng cũng chưa vi phạm quy định. Mặt khác, với kỳ vọng, sau những chấn động của giá vàng thế giới, cộng với quy định rõ ràng về quản lý, kinh doanh vàng của NHNN, tâm lý người dân sẽ ổn định trở lại, các cơn "sóng" giá vàng như gần đây sẽ qua đi và mọi việc sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đề phòng 2 rủi ro có thể xảy ra.

Một là từ nay đến cuối năm, giá vàng quốc tế và trong nước tiếp tục bị đẩy lên cao (trong đó không loại trừ cả yếu tố đầu cơ làm giá) khiến người dân có thể tiếp tục rút vàng ra khỏi ngân hàng, buộc các ngân hàng tiếp tục phải đẩy lãi suất lên và chịu áp lực gia tăng khi thời hạn chấm dứt huy động và cho vay vàng ngày càng ngắn lại. Nếu rủi ro này xảy ra thì không loại trừ không chỉ có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng mà các ngân hàng có thể còn phải dùng đến các kỳ hạn ngắn hơn - như kỳ hạn tuần - để huy động được đủ số vàng cần thiết.

Rủi ro thứ hai (ít có nguy cơ xảy ra hơn) là rủi ro về kỳ hạn. Đó là việc các ngân hàng trước đây đã cho vay với kỳ hạn dài. TS. Hiếu ví dụ: "Nếu ngân hàng đã cho vay ra với thời gian vượt thời điểm quy định chấm dứt huy động và cho vay của NHNN có hiệu lực, thì không hiểu các ngân hàng sẽ xử lý như thế nào để thu hồi số vàng này. Vì việc chấm dứt, thay đổi hợp đồng không phải là chuyện dễ dàng. Những hợp đồng như thế thường là bất hồi tố".

Một số ước tính cho rằng, lượng vàng trong dân hiện nay khoảng 300 - 500 tấn, trong đó một phần lớn nằm "bất động" chỉ với mục đích cất giữ, bảo toàn của cải. Việc làm sao huy động được ngày càng nhiều số vàng này đưa vào phục vụ phát triển kinh tế là điều rất cần thiết. Do đó về lâu dài, khi chấm dứt cho phép các ngân hàng huy động và cho vay bằng vàng, thì rất cần có các chính sách và biện pháp thống nhất, dài hạn để chuyển hóa nguồn lực này vào sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.

Dù là chính sách, biện pháp và cách thức nào thì yếu tố quan trọng và tiên quyết nhất là cần đảm bảo cho người dân hoàn toàn an tâm và tin tưởng vào hệ thống tài chính. Khi người dân cảm thấy an toàn và tin tưởng, cùng với đó là hoạt động trao đổi, giao dịch có thể diễn ra dễ dàng, thuận tiện thì chắc chắn việc huy động nguồn lực tài chính từ vàng trong dân sẽ thực hiện được.
Theo Thời báo ngân hàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.