Nhà đất "chết đứng" vì lãi ngân hàng quá cao

“Thật là bất công khi có những doanh nghiệp làm ra nhiều sản phẩm, tạo được nhiều việc làm cho người lao động nhưng lại phải è lưng trả lãi vay quá cao làm teo tóp lợi nhuận hoặc thậm chí bị lỗ, rơi vào gánh nặng nợ nần”.

“Thật là bất công khi có những doanh nghiệp làm ra nhiều sản phẩm, tạo được nhiều việc làm cho người lao động nhưng lại phải è lưng trả lãi vay quá cao làm teo tóp lợi nhuận hoặc thậm chí bị lỗ, rơi vào gánh nặng nợ nần”.

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu than khó về lãi suất ngân hàng trong kỳ họp thứ 5 của Ban chỉ đạo Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản sáng nay 22/2.
 
Doanh nghiệp kêu lãi suất ngân hàng khiến các doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần...
Doanh nghiệp kêu lãi suất ngân hàng khiến các doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần...
 
Thực chất mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp cộng sinh được gắn kết chặt chẽ. Tuy liên kết mật thiết đến mức sống còn, nhưng khi lâm vào cảnh khốn khó thì bên nào cũng đưa ra những lý do để bảo vệ lợi ích của mình.
 
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng hiện nay đang là thời điểm khó khăn nhất của thị trường nên các doanh nghiệp phải cắn răng bán lỗ để cắt lỗ để giải quyết bài toán hàng tồn kho và nợ xấu để bảo đảm uy tín thương hiệu nhằm tăng cường khả năng tồn tại…
 
Cất lên tiếng nói bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp bất động sản, vị đại diện doanh nghiệp này phân ưu: “Thật là bất công khi có những doanh nghiệp làm ra nhiều sản phẩm, tạo được nhiều việc làm cho người lao động nhưng lại phải è lưng trả lãi vay quá cao làm teo tóp lợi nhuận hoặc thậm chí bị lỗ, rơi vào gánh nặng nợ nần. Môi truờng kinh doanh lại chưa tốt nên chưa tạo ra cơ hội công bằng, bình đẳng và cạnh tranh cho doanh nghiệp”.
 
Người đại diện cho các doanh nghiệp bất động sản phía nam đặt vấn đề hiện nay là phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ trên thực tế với "tinh thần cứu binh như cứu lửa".
 
“Trước hết là sửa đổi ngay chính sách lãi suất cho vay quá cao hiện nay đang bóp chết doanh nghiệp và làm thất thu ngân sách. Chính sách tín dụng cần hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 6-8%/ năm trong thời hạn 20-30 năm cho người mua căn hộ đầu tiên hoặc đang ở chật hẹp (bình quân dưới 8 m2 / người)".
 
Bên cạnh cung cấp tín dụng cho người mua nhà thì ông Châu cho rằng cần cấp tín dụng cho doanh nghiệp để hoàn thiện công trình có khả năng tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu lại nợ vay cũ và cho vay tiếp đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
 
Nói rõ hơn về gánh nặng lãi suất, ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải phòng đưa ra những con số và so sánh cụ thể hơn. Theo ông Thành, cơ cấu giá thành của bất động sản thông thường tỷ trọng tiền đất chỉ có thể chiếm 30% là tối đa, lãi suất ngân hàng tối đa 10%, với cơ cấu này thị trường cầu dễ tiếp cận.
 
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng khẳng định thực tế, giá trị bình quân tổng hợp từ nhiều dự án tiền đất chiếm 40%, thậm chí 50-60%.  Lãi suất ngân hàng quá lớn, có khi chiếm tới 50% cơ cấu giá thành.
 
“Bất cập này từ chính sách, từ đầu tư, thị trường đã cho đáp số. Bên cạnh những tác động về thủ tục, hai yếu tố trên cần sớm được cải thiện nhất. Đây là nguy cơ cho các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản”, ông Thành đưa ra giải pháp.
 
Lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng tình khi cho rằng  hiện tại 70% vốn  bất động sản phụ thuộc vào ngân hàng, chịu khoản lãi suất rất lớn, rất khó để hạ nhiệt giá cho người dân dễ tiếp cận.

Tuy nhiên, trưởng ban chỉ đạo thị trường bất động sản khẳng định trong thời điểm này, không có một giải pháp đơn thuần nào cứu được được thị trường BĐS

“Trong thời gian tới, cần tạo được nguồn vốn cho BĐS vay dài hạn vì phần lớn các dự án đều cần thời gian dài để hoàn thiện, đưa vào sử dụng”, Phó Thủ tướng kết luận.
Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.