Nhan nhản các loại thực phẩm không an toàn

Mối quan tâm về an toàn thực phẩm giờ đây được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, trên thị trường vẫn xuất hiện không ít các loại thực phẩm cực kỳ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Mối quan tâm về an toàn thực phẩm giờ đây được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, trên thị trường vẫn xuất hiện không ít các loại thực phẩm cực kỳ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Măng chua bị ngâm, tẩy bằng hóa chất gây ung thư

Măng chua là món ăn ưa thích của nhiều người

Một chủ kinh doanh ( thuộc khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM) khai nhận về quy trình ngâm, tẩm măng như sau: Măng được thu gom  về, sau đó cắt hết các phần già đi, rửa nước và cắt ngắn cho vừa rồi ngâm trong dung dịch hóa chất trên theo tỉ lệ: 200 lít nước cộng 1 muỗng cà phê hóa chất, dùng ngâm được 2 bao (khoảng 100- 140 kg) trong vòng 12 giờ. Sau đó có thể vô tư giữ từ 1-2 năm để bán dần. Thậm chí măng đã có màu đen kịt ngâm vào hóa chất này cũng sẽ trở nên trắng nõn.

Sự thật "đáng sợ" về món bánh tráng trộn bạn nhất định phải biết

Bánh tráng trộn là món ăn hè phố đang được ưu chuộng, tuy nhiên, việc ăn phải bánh tráng kém chất lượng, bánh tráng bị quá hạn, ẩm mốc... là khó tránh.



Vì lợi nhuận người bán có thể sử dụng những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để làm bánh tráng trộnvới giá rẻ, thu hút khách. Hiện nay, các loại bánh tráng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng có bị trà trộn vào để làm bánh tráng trộn hay không cũng không ai đảm bảo được điều đó.

Đáng sợ: Gạo nhựa độc hại

Gạo giả có thể là mối nguy hại tới sức khỏe thậm chí gây chết người. Đó là cảnh báo của cơ quan y tế tại một số nước châu Á. Liên tiếp thời gian gần đây, loại gạo tẩm nhựa độc này được lan truyền. Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc ăn loại gạo này có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

gạo, gạo nhựa, gạo trung quốc, gạo tẩm hóa chất, nông sản, cây lúa, lúa gạo, gạo-nhựa, gạo-tẩm-hóa-chất, lúa-gạo, thực-phẩm, an toàn thực phẩm,


Hãi hùng rau muống để tủ lạnh vẫn dài ra cả gang tay

Những người bán rau đồn nhau lên chợ Yên để mua được loại “thần dược” này. Bởi làng Yên chuyên trồng hoa, có người đã từng ứng dụng thành công loại thuốc kích phọt “hoa vươn cành” cho “rau vươn ngọn”.

Chị Tươi, chủ một ruộng rau muống ở xã Kim Nỗ (Đông Anh, HN) tiết lộ, chỉ với một lượng nhỏ thuốc kích thích tăng trưởng, giá thành rẻ (dạng bột, 1 gói hòa 32-40 lít nước; dạng sủi: 1 viên 5gr pha với 20-40 lít nước) thì 1-2 ha ruộng rau muống cằn cỗi có thể “lớn vọt và đẹp như mơ” chỉ sau một đêm “đậy bạt”.

rau muống, thuốc kích phọt, rau muống bẩn

Hải sản: Nhìn thấy liệu có dám ăn?

Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với tình trạng hải sản được ngâm tẩm hóa chất để giữ độ tươi như hiện nay, loại thực phẩm này có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có khả năng dấn đến ung thư.


Đạm urê, chất tẩy và oxy già thường được dùng để ngâm tẩm hải sản


Chị Dương, một chủ đầu mối buôn tại chợ Long Biên (Hà Nội) đã bỏ nghề chia sẻ, “Hải sản rất dễ bị ôi, nhất là vào mùa hè, thường thì các đầu nậu sẽ dùng đạm urê, chất tẩy và oxy già để “phù phép” cho hàng của mình trở nên tươi rói, màu sắc đậm đà như lúc mới đánh bắt xong

Bì lợn thối được phù phép thành đặc sản

Bì lợn là một trong những nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như canh bóng bì lợn, cơm tấm bì, nấu thịt đông, làm nem chua, nem thính… Bì lợn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp.


Tuy nhiên, có một thực tế, bì lợn hiện là một trong những nguyên liệu không đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất hiện nay. Minh chứng rõ nhất cho việc này là cơ quan chức năng liên tục phát hiện những vụ vận chuyển bì lợn thối với số lượng lớn đem đi tiêu thụ.

Quy trình phù phép bì lợn thối thường sử dụng các hóa chất tẩy trắng và làm nở để loại bỏ mùi ôi thiu, cho bì lợn màu sắc bắt mắt và mang lại lợi nhuận cao hơn. Người tiêu dùng sử dụng những loại bì lợn này sẽ gây những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Nội tạng động vật được ngâm, tẩy trắng trước khi ra chợ

Ngày 5/3, lực lượng chức năng Tp.Biên Hoà, Đồng Nai đã phát hiện cơ sở  của ông Trịnh Quang Thái, trú tại phường Tần Hòa (TP Biên Hòa) đang ngâm khoảng 300kg nội tạng trâu, bò bằng hóa chất không rõ nguồn gốc, khoảng 500kg nội tạng đã được sơ chế, đựng trong 4 tủ đông lạnh, 30 lít hóa chất và 7kg chất bột màu trắng dùng để tẩy trắng nội tạng.



Rau tươi, xanh "hồi sinh" từ rau héo

Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500 kg rau, củ, quả. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000-50.000 đồng mỗi kg.

Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên.

Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết việc sử dụng hoá chất công nghiệp xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Hoàng Lan (Tổng hợp)
Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.