Nơi bán trà đá nguy hiểm nhất Hà Thành

Có nhiều điểm bán trà đá được liệt vào loại nguy hiểm nhất Hà Thành, trong đó là những quán trà đá trước cổng Bệnh viện Lao và Phổi Trung ương.

Có nhiều điểm bán trà đá được liệt vào loại nguy hiểm nhất Hà Thành, trong đó là những quán trà đá trước cổng Bệnh viện Lao và Phổi Trung ương.

Tại Hà Nội, có lẽ không đồ uống nào phổ thông và rẻ hơn trà đá, nhân trần. Tuy nhiên, loại nước được nhiều người ưa chuộng này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đối với con người, từ chất lượng nguyên liệu cho đến chuyện an toàn vệ sinh cũng là điều rất đáng bàn.


Quán trà đá ngay trước cổng bệnh viện Lao và Phổi TƯ.

Có nhiều điểm bán trà đá được liệt vào loại nguy hiểm nhất Hà Thành, đó chính là trước cổng Bệnh viện (BV) Lao và Phổi Trung ương.

Tại đây, ngoài những đặc điểm chung của tất cả các quán trà đá khác như: trà không rõ nguồn gốc, nước không biết được đun sôi hay không, đá không biết lấy làm từ loại nước bẩn cỡ nào… thì những chi tiết khác cũng rất đáng để bất kỳ người uống nào cũng phải lưu tâm.

Theo quan sát của phóng viên, phía ngoài tường bao của BV Lao và Phổi TƯ có khoảng 10 quầy bán trà đá ngồi sát nhau. Tất cả đồ dùng của những quán nước này đều rất sơ sài, chỉ với vài cái cốc, một ấn trà, 1 xô nước, 2 chiếc phích và một thùng đá là đã có thể “kinh doanh” được.

Còn các can được gọi là nước sôi để “chế” cho khách uống thì đều đã được tích sẵn vào các can 5 lít. Khi có khách vào uống trà đá, bà chủ sẽ rót ít nước đặc rồi pha với nước sôi để nguội, mà cũng có thể đó là nước lã như tiết lộ của bà Trần Thị H. một người thâm niên bán hàng nước hơn 10 năm .


Bà bán nước này uống nước trong một chai riêng.

Tuy nhiên, do có được vị trí đẹp (trước cổng bệnh viện) nên lượng khách đến các quán rất đông. Thành phần khách uống nước ở đây đa số là người nhà đưa bệnh nhân đi khám bệnh, ở các tỉnh lân cận Hà Nội, nên thường không để ý đến chất lượng.

Anh Nguyễn Trường Thọ (45 tuổi, Hà Nam), đang chăm sóc người nhà tại BV Lao và Phổi TƯ chia sẻ: “Tôi ngày nào cũng ra cổng uống nước 3 đến 4 lần, ở trong viện chăm người nhà cả ngày, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít, bức bách, khó chịu lắm, nên khi người nhà ngủ phải tranh thủ ra ngoài một lát cho dễ chịu.

Vẫn biết là uống nước trước cổng bệnh viện chẳng sạch sẽ gì, nhưng có phải uống cả tháng, cả năm đâu mà sợ”.

“Với lại chúng tôi ở quê ra, chắc chỉ có nước ở đây là rẻ nhất (4000 đồng/cốc), chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền mà café với lại sinh tố”, anh Thọ chia sẻ.

Như vậy, có cơ sở để cho rằng, trà đá vỉa hè, đặc biệt là những quán trà đá 'nguy hiểm nhất' Hà Thành như nói ở trên là một trong những nơi phát tán bệnh lao khiến số lượng người bệnh ngày càng tăng cao trong những năm qua. Nơi bán trà đá nguy hiểm nhất Hà Thành

Đối với người uống thì vậy, còn người bán hàng thì vì lợi nhuận họ không từ “thủ đoạn” nào, theo quan sát của phóng viên, đại đa số những người bán hàng ở đây đều dùng một xô nước rửa cốc cho cả một buổi bán hàng, họ tiết kiệm đến mức, nước đá thừa thì chắt ra để rửa cốc.

Khi phản ánh về việc xô nước đã đổi màu sao không thay nước khác thì được một người bán hàng cho biết: “Nước lã ở đây cũng phải mua chứ có xin được đâu”.

Không chỉ có vậy, những khi đông khách họ còn không tráng cốc mà chỉ đổ nước thừa và rót ngay nước mới cho khách nếu người uống không để ý, còn nếu có tráng thì cũng chỉ tráng qua, chứ không hề rửa.

Anh Tiến Thanh, một thư ký tòa soạn của tờ báo lớn cũng khẳng định: “Tôi từng trông thấy nhiều người bán nước, khi khách uống xong, chỉ hắt bỏ nước cặn rồi lại úp vào khay.

Khi có khách khác đến, chiếc chén đó lại được lấy ra để rót nước cho khách. Nhìn thấy vậy tôi rất sợ lây bệnh qua đường ăn uống nên tôi rất ít khi uống trà nóng, trà đá vỉa hẻ”.

Bản thân bà Trần Thị H. một người thâm niên bán hàng nước hơn 10 năm tiết lộ: Khi còn bán hàng nước, nếu nhân trần hay nước vối còn thừa tôi thường chắt ra và để tủ lạnh mai lại pha ra bán tiếp.

Vì là người quen của bà H. nên phóng viên biết rõ, bà H. còn dùng cam thảo đã mốc để cho vào nhân trần hay nước vối.

Nhân trần lúc đó đã bị mốc xanh, mốc trắng nhưng bà H. tiếc của mà vò sạch. Sau đó, bà cho lên bếp gas sấy khô rồi mới dùng.


Nếu có rửa, như hàng nước này từ sáng đến chiều chỉ dùng 1 xô nước nhỏ, bẩn thỉu.

Bà Nguyễn Thị L. một người bán hàng nước tại Vạn Phúc, Hà Đông còn bị lây bệnh lao. Hiện nay, bà L. vẫn phải dùng thuốc để khống chế bệnh lao.

Theo một người quen của bà L. thì có thể bà L. bị lây bệnh lao trong quá trình bán hàng nước. Vì không có biện pháp phòng nên bà dùng chung cốc chén với khách. Hậu quả bà bị lao.

Nhưng cũng có những bà chủ quán nước ý thức được việc uống chung cốc, chén nguy hiểm thậm chí đến tính mạng nếu mắc bệnh lây nhiễm như viêm gan B. Vì vậy, bà H. luôn cất riêng 1 chén để uống, chứ không hề dùng cốc, chén bán cho khách. Điều đó có thể thấy được rằng, chính họ đã thừa nhận những đồ dùng, nước uống họ bán ra không hề đảm bảo vệ sinh.

Với việc bán nước không đảm bảo vệ sinh, bán tại nơi có nhiều người bị bệnh lao phổi như vậy thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất lớn.

Các chuyên gia cảnh báo, tất cả các thể lao đều dẫn đến lây nhiễm nếu có hiện tượng phát tán vi khuẩn lao ra ngoài. Trong đó, lao phổi dễ lây truyền nhất. Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua tiếp xúc hoặc truyền từ mẹ sang con.

Vi khuẩn lao được tung ra do ho khạc, hắt hơi, thậm chí nói chuyện. Người khỏe mạnh hít phải các giọt bệnh phẩm nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí và nhiễm bệnh. Vi khuẩn lao cũng đi vào cơ thể nếu ta dùng thức ăn, đồ uống nhiễm khuẩn. Nó cũng truyền qua các vết cắt hoặc trợt trên da, niêm mạc mắt, họng…

Chính điều đó sẽ tạo điều kiện cho các virus gây bệnh viêm gan, bệnh lao xâm nhập vào cơ thể, nếu không có biện pháp ngăn chặn và phát hiện kịp thời có thể dẫn tới bệnh ung thư.

Như vậy, có cơ sở để cho rằng, trà đá vỉa hè, đặc biệt là những quán trà đá 'nguy hiểm nhất' Hà Thành như nói ở trên là một trong những nơi phát tán bệnh lao khiến số lượng người bệnh ngày càng tăng cao trong những năm qua.

Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra và đưa đến độc giả những thông tin hết sức đáng lưu tâm này.

Theo Khám Phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.