Phát hiện cơ sở sản xuất dấm từ axit axetic và nước lã

Chủ cơ sở ở Thanh Hoá khai nhận, số hàng trên đang được pha chế, sản xuất để chuẩn bị đưa đi tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Chủ cơ sở ở Thanh Hoá khai nhận, số hàng trên đang được pha chế, sản xuất để chuẩn bị đưa đi tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, ngày 23/12, Công an TP.Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất dấm Thanh Hoa (ở 275 đường Bà Triệu, phường Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa) do bà Bùi Thị Thơ (SN 1985) làm chủ.

Thanh Hoá: Phát hiện cơ sở sản xuất dấm từ axit axetic và nước lã

Công an TP. Thanh Hóa thu giữ tang vật vụ án.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện cơ sở này đang sản xuất dấm gạo bằng cách pha chế từ axit axetic công nghiệp và nước lã. Tại chỗ, lực lượng chức năng thu giữ 348 chai thành phẩm dấm gạo (với dung tích 0,5 lít/1 chai); 2 lít axit axetic công nghiệp và nhiều tang vật khác có liên quan.

Ban đầu, bà Thơ khai nhận số hàng trên đang được pha chế, sản xuất để chuẩn bị đưa đi tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Báo Thanh niên dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM cho biết, dấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men (dấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp), thành phần chính tạo thành là axit axetic và nước.

“Axit acetic tự nhiên đã được khoa học chứng minh rất tốt, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có axit axetic được sản xuất công nghiệp, không được xử dụng trong thực phẩm. Nếu sản xuất dấm từ việc pha chế nước với axit axetic công nghiệp thì sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng”, bác sĩ Mai nói.

Theo vị chuyên gia hóa học: “Nếu dấm được lên men tự nhiên thì còn có nhiều chất bổ dưỡng khác. Axit axetic chỉ chiếm tỉ lệ % nhỏ trong dấm (từ 3 đến 5%), làm nên vị chua của dấm".

"Trong trường hợp dùng axit axetic làm dấm giả, điều mà ta quan tâm là axit axetic được tổng hợp công nghiệp, không biết có được tinh chế không, tỉ lệ sản phẩm phụ khác như thế nào? Ngoài thành phần chính là axit axetic còn có thể có các sản phẩm phụ khác đi kèm, các chất này có độc không, cần phải lấy mẫu phân tích để xác định trong axit axetic được dùng để pha dấm này có chứa chất độc hại cho cơ thể không?”, vị chuyên gia hóa học này phân tích.

“Trong trường hợp axit axetic này nguyên chất hoặc không chứa chất độc hại thì việc dùng axit axetic để pha vơi nước lã chỉ làm dung dịch này có vị chua chứ không có các chất bổ - dưỡng cho cơ thể như dấm lên men tự nhiên”, chuyên gia này nói thêm.

Chuyên gia này cũng phân tích, nếu tỉ lệ % axit axetic trong dấm là từ 3 đến 5% thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều axit axetic sẽ gây đến chết người. Người nặng 50 kg ăn 176,5 gram axit axtic, nguy cơ tử vong là 50% (nếu thực hiện nghiên cứu trên 100 người cân nặng 50 kg cùng ăn 176,5 gram axit axetic, 50 người có thể tử vong, 50 người có thể qua khỏi).

Bác sĩ Mai cho biết thêm, tùy nồng độ axit axetic công nghiệp được pha mà dấm làm từ axit axetic công nghiệp có thể gây hại trên dạ dày, khiến dạ dày bị “bào mòn”. Ngoài ra, dấm pha axit axetic công nghiệp có thể giết chết các men tiêu hóa, làm cho độ pH cơ thể giảm,….

Như vậy thì đã rõ, nếu dùng axit pha chế làm dấm giả vừa không có chất bổ cho cơ thể mà người sử dụng còn có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu người pha chế sơ suất hoặc không hiểu biết về kiến thức hóa học.

Theo Viet Q


nước lã

dấm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.