Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?

Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, làdoanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoánMỹ vào năm 1987.

Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịchQuỹ đầu tư VIASA, là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mìnhlên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Đến năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sánglập đạt mức thị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETAK,ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhân chuyến trở về Việt Nam cuốitháng 3 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về điều kiện và nhữngthách thức khi đưa một công ty nhỏ ra thị trường chứng khoán toàn cầu. Ông chobiết:

- Tháng 6-2008, tôi có về ViệtNam để nói chuyện trong một bữa tiệc thân mật với sự tham dự của hơn 200 giámđốc điều hành (CEO) và quản trị viên của các công ty hiện niêm yết trên các sànTP.HCM, Hà Nội. Băn khoăn lớn nhất của các nhà quản lý này là sự thiếu hụt mộtchiến lược tài chính hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái toàncầu. Tuy vậy, ít ai nghĩ đến một giải pháp quan trọng và hiệu quả là việc niêmyết công ty mình trên sàn Mỹ, thay vì sàn Việt Nam hay các sàn Á châu.

Tại sao? Tất cả đều cùng chia sẻlà do không có nhiều kiến thức thực dụng về sàn Mỹ. Với họ, sàn Mỹ là sân chơicủa những công ty đa quốc gia nổi danh và có những thị giá khổng lồ như:Microsoft, Intel, GE, Walmart, Goldman Sachs… Họ đã lầm to. Thực sự, niêm yếtsàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ.

Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?
Nhà đầu tư Việt Nam trên sàn chứng khoán công ty Kimeng (Ảnh: H.Nhựt)

- Thưa ông, trongcuốn sách Niêm yết sàn Mỹ của ông, ông viết vềviệc đưa cổ phiếu công ty nhỏ lên sàn chứngkhoán Mỹ và cho rằng việc đó khá dễ dàng. Vậytheo cá nhân ông, tại sao Việt Nam hiện vẫn chưacó doanh nghiệp nào lên sàn Mỹ mà chỉ tínhchuyện lên sàn Singapore?

- Cách đây 15 năm, các doanhnghiệp Trung Quốc cũng ngại niêm yết trên sàn Mỹ vì họ rất sợ tài sản lên sànrồi thất thoát ra nước ngoài. Vì thế, khi tư vấn cho những công ty Trung Quốclên sàn Mỹ tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng, cách đây chừng 6-7 năm, Trung Quốclại thấy việc niêm yết sàn ngoại là hình thức lấy ngoại tệ ở nước ngoài nhanhnhất nên họ rất mạnh tay cho các công ty lục địa lên niêm yết ở Hong Kong, Mỹ,châu Âu...

Và chỉ trong vòng 6-7 năm, trịgiá vốn hóa các công ty mang về cho các doanh nghiệp Trung Quốc hơn 1.000 tỉ USD.Trong khi đó, nếu so sánh trong vòng mười mấy năm qua, Trung Quốc chỉ thu hútkhoảng trên 100 triệu USD vốn từ FDI. Như vậy, rõ ràng đây là kênh thu hút vốnnước ngoài khá dễ dàng.

Tại Việt Nam, vốn đầu tư giántiếp nước ngoài (FII) cho phép nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam và kể cảđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam phải qua nhiều thủ tục phức tạpvà khó khăn, tính minh bạch yếu kém, tính thanh khoản yếu cũng làm nản lòng nhàđầu tư nước ngoài.

Nhưng đem công ty Việt Nam lênniêm yết ở nước ngoài khá dễ dàng. Tại sàn Nasdaq hay NYSE chẳng hạn, ở đó đã cóđội ngũ phân tích luôn sẵn sàng phục vụ, do đó việc thu hút vốn cũng dễ dàng,với tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu coi công ty dựa trên hoạtđộng tài chính, sự tăng trưởng, doanh thu... mọi chuyện đều dựa trên những consố thuần túy mà công ty không cần phải giải thích gì thêm. Mặt khác, nếu khôngchuộng và không tin công ty đó nữa thì họ bán cũng thật dễ dàng.

Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Phúc Đán).

Ông Alan Phan cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục qua mạng tại Trung Quốc vào năm 1997.

Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street.

Hiện nay, tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về các thị trường đang nổi (emerging markets) cho một số công ty đa quốc gia tại Mỹ, Âu châu và Trung Quốc.

- Nhiềungười cho rằng số lượng công ty niêm yết sàn Mỹlớn và khi các công ty Việt Nam lên sàn này sẽbị yếu thế do thiếu cạnh tranh, ông nghĩ thế nào?

-  Tôi cho rằng điều đó khôngđúng vì "cá" lớn có thị trường khác "cá" nhỏ. Không phải lúc nào anh cũng bán "cá"lớn không. Thực tình, công ty Harcourt của tôi trước đây cũng là công ty nhỏ, dùthời điểm đó đạt trị giá vốn hóa gần 700 triệu USD nhưng với thị trường Mỹ vẫnlà không đáng gì! Nhưng ngược lại tôi lại được rất nhiều cổ đông quan tâm.

Vì anh mua Microsoft, Intel hayGE... thì sự lên giá cổ phiếu này chỉ từ từ, kiếm khoảng 3%-4%/năm là khá lắmrồi. Trong khi đó, những cổ phiếu nhỏ anh có thể kiếm được 3-4%/ngày.

Đương nhiên, rủi ro cao đi kèmvới lợi nhuận cao.

Dĩ nhiên, cổ phiếu của mình sẽkhông bao giờ và không thể so với Microsoft hay Intel, nhưng trong vị trí củamình sẽ có khách hàng để ý tới. Nói gì thì nói, trong tất cả các sàn chứng khoánthế giới, sàn Mỹ vẫn là sàn có tính thanh khoản cao nhất. Hai yếu tố đó là tínhthanh khoản và tính minh bạch mà ai cũng nghĩ tới khi niêm yết sàn Mỹ.

Tôi rất ngạc nhiên khi Việt Nammong muốn con số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn tăng trong khi FDI và FIInăm vừa qua không được bao nhiêu. FII ở Việt Nam hiện nay một ngày đạt có 2-3triệu USD trong khi đó một công ty nhỏ ở Mỹ như Hartcourt ngày xưa của tôi, khicó giao dịch nhiều thì tôi cũng có 2-3 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch cóthể đạt trên 30 triệu USD/ngày.

Nền kinh tế thế giới vẫn còn diễnbiến phức tạp, những khó khăn vẫn còn. Thế nên doanh nghiệp Việt Nam cần phảinghĩ đến việc thu hút vốn và phải trên tinh thần chuẩn bị "ra biển lớn".

- Trở ngại lớn nhất hiện nayđối với các doanh nghiệp khi lên sàn ngoại?

- Muốn lên sàn Mỹ, chi phí ítnhất 1-2 triệu USD nhưng không quan trọng vì nhiều Quỹ Đầu tư và Mạo hiểm (VC)sẽ bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp lên sàn. Vấn đề quan trọng nhất là tínhminh bạch trong điều hành doanh nghiệp.

Tôi thấy, nhiều công ty của TrungQuốc như Alibaba, Sohu… cũng từ những công ty nhỏ của nước này nhưng đã mạnh dạnlên sàn quốc tế và trở thành công ty có vốn hóa 6-7 tỷ USD. Vấn đề là doanhnghiệp phải quyết chí và biết rõ con đường mình đi. Không chỉ biết “lấy ngắnnuôi dài” mà phải quyết tâm đi đến mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Cứ đi rồi sẽtới, đừng trông chờ quá nhiều vào Chính phủ.

Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?

Bìa cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ của tiến sĩ Alan Phan, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Quý 1-2010

-Cần biết những điều kiện và đòi hỏi gì khi niêmyết sàn Mỹ, thưa ông?

- Hai điều kiện chính để niêm yếtsàn Mỹ: Một là nộp hồ sơ đăng ký với SEC (Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ), cóbáo cáo tài chính đã được kiểm định quốc tế và được một nhà market maker bảolãnh; Hai là tổ chức bộ phận chuyên nghiệp về quan hệ khách hàng - nhà đầu tư.

Vấn đề không phải là lên sàn màlà làm sao anh bán được cổ phiếu sau khi lên sàn. Do đó, công ty phải có một bộphận chuyên về thị trường nước ngoài và có nhân sự phục vụ việc đi tìm tư vấn,cố vấn chương trình tiếp thị cổ phiếu, xây dựng mạng lưới phân phối cổ phiếu...

- Theo ông, những công ty nàocó lợi thế khi niêm yết sàn Mỹ?

Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp.

-Nước Mỹ phát triển quá mạnh, quá cao trong khiViệt Nam là nước đang phát triển. Thế nên nhàđầu tư Mỹ luôn nghĩ đến những công ty có tínhđột phá, sáng tạo, công nghệ cao... nghĩa là tấtcả những khía cạnh của nền kinh tế mới - kinh tếkỹ thuật số được nhà đầu tư Mỹ ưa chuộng. Thànhra việc thuyết phục một nhà đầu tư Mỹ hay Âuchâu mua cổ phiếu sữa hay địa ốc là chuyện khóvì ngành này không sinh lời cao từ tính đột phácủa nó.

Tại sao nhiều doanh nghiệp Việtchỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn nhưMỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanhnghiệp.

Sàn Mỹ có chừng 12.000 công ty,cái khó nhất là làm sao anh có thể bán được cổ phiếu? làm sao công ty mình nổibật trong 12.000 công ty. Chai nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bậthơn các sản phẩm cùng loại nhưng khi ra một khu đại siêu thị thì làm sao kháchbiết chai nước của anh. Vì vậy, vai trò tư vấn về tiếp thị để đạt hiệu quả làrất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối, bán hàng giỏi,phải có hình ảnh tốt đối với một cộng đồng mình muốn hướng tới.

Còn khó khăn về niêm yết tôi chorằng không quan trọng. Chính phủ Mỹ cũng rất dễ dàng trong niêm yết nhưng anhphải minh bạch thông tin. Những chuyện tốt xấu, lỗ lãi phải nói hết trong hồ sơniêm yết. Ở Mỹ, nói dốc với nhà đầu tư, không nói hết 100% sự thực, bị phạt tùnặng là chuyện bình thường.

Ở Mỹ, theo tôi biết chỉ có vàicông ty theo dạng tập đoàn đa ngành trong khi đó, tại Việt Nam, ai ai cũng muốnra tập đoàn đa ngành. Các nhà đầu tư Mỹ không mấy hăng hái với những dạng côngty này. Vì anh không phải là ông Warren Buffet để điều hành tốt đẹp mọi công ty.

Công ty bán thực phẩm mà cũng mởtrường đại học, mở ngân hàng... là một điều rất khó hiểu.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Hồng Nhựt
Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.